Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả nghiên cứu về khoa học giáo dục

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo quốc gia về khoa học giáo dục năm 2023 để trao đổi, thảo luận về một số chủ đề nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến thảo luận đã cụ thể hóa về lý luận và thực tiễn, góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến thảo luận đã cụ thể hóa về lý luận và thực tiễn, góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Dự Hội thảo có đồng chí Đặng Xuân Trường, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Nguyên; lãnh đạo Đại học Thái Nguyên và hơn 200 đại biểu là lãnh đạo các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học và sở GDĐT các tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn, Cao Bằng.

Hội thảo tập trung vào 3 chủ đề chính là: KHGD với đổi mới giáo dục mầm non; đổi mới giáo dục phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; KHGD với đổi mới giáo dục đại học trong bối cảnh đẩy mạnh tự chủ đại học; KHGD với đổi mới công tác quản lý, quản trị nhà trường. Thông qua Hội thảo nhằm đề xuất một số định hướng nghiên cứu, phát triển nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu KHGD trong giai đoạn tới.

Nhiều ý kiến thảo luận đã cụ thể hóa về lý luận và thực tiễn, góp phần thực hiện có hiệu quả công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Có ý kiến cho rằng mức độ hiểu biết và triển khai nghiên cứu KHGD trong giai đoạn vừa qua còn tản mạn, thiếu trọng tâm, trọng điểm trong lựa chọn vấn đề nghiên cứu; tính chất liên ngành còn yếu.

Ngoài ra, giữa nghiên cứu cơ bản về KHGD và ứng dụng còn khoảng cách lớn; hệ thống nghiên cứu viện - trường liên kết chưa bền chắc, khả năng tiếp cận quốc tế còn yếu. Các tác giả đều cho rằng nghiên cứu về KHGD giúp Nhà nước có chính sách vĩ mô về phát triển nguồn nhân lực, làm cơ sở lý luận cho việc triển khai mô hình giáo dục STEM, dạy học khám phá khoa học, gắn với phát triển văn hóa - con người Việt Nam trong thời kỳ mới…

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Văn Phúc đánh giá cao sự đóng góp của các nhà khoa học, có nhiều bài viết chất lượng tốt, chủ đề tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan đến công tác chuyển đổi số, các giải pháp đổi mới giáo dục phổ thông đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018; phát triển chương trình đào tạo cho giáo viên phổ thông; đổi mới quản lý, quản trị nhà trường; hợp tác giữa giáo dục đại học và doanh nghiệp; các cơ chế, chính sách phát triển giáo dục…

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cũng đề nghị các cơ sở giáo dục, chính quyền các địa phương tiếp tục quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu KHGD nói riêng.

Nguồn Thái Nguyên: https://baothainguyen.vn/giao-duc/202309/nhieu-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-nghien-cuu-ve-khoa-hoc-giao-duc-a7144ff/