Chuyên gia Nga nói gì khi tên lửa phòng không S-200 tấn công mặt đất?

Quân đội Ukraine đã hoán cải tên lửa phòng không S-200 cho vai trò mới, đó là tấn công mặt đất.

Mới đây, lực lượng vũ trang Ukraine (AFU) đã bắn tên lửa phòng không S-200 được hoán cải trở thành phiên bản tấn công, nhằm tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất.

Ukraine thừa hưởng một số lượng khá lớn các tên lửa như vậy từ Liên Xô, chúng không bị loại bỏ và vẫn nằm trong kho bảo quản. Giờ đây Kyiv đã thay thế các đầu đạn phân mảnh bằng loại nổ mạnh, cũng như thay đổi cơ chế dẫn đường.

Điều này đã được chú ý bởi chuyên gia quân sự nổi tiếng người Nga Vladislav Shurygin đặc biệt chú ý. Theo ông Shurygin, những cuộc tấn công được thực bằng tên lửa S-200 hoán cái đã đặt ra một số câu hỏi.

Ví dụ, cách thức hiện đại hóa tên lửa phòng không thành tên lửa đạn đạo là như thế nào, các vụ phóng được thực hiện ra sao, cũng như Ukraine có bao nhiêu tên lửa như vậy và phương tiện mang chúng?

Ông Shurygin nhớ lại rằng công việc hiện đại hóa, hay đúng hơn là hoán cải tên lửa phòng không 5V21A thành tên lửa đạn đạo chiến thuật đã được thử nghiệm từ tháng 5/2022, tại một trong những thao trường ở Ba Lan, nơi vẫn giữ lại các bệ phóng của S-200.

Chuyên gia người Nga giải thích rằng như một phần của quá trình thay đổi, hệ thống dẫn đường tối ưu hóa cho việc tiêu diệt mục tiêu trên không đã bị loại bỏ, và một bộ phận hiệu chỉnh dựa trên module GPS đã được lắp đặt vào vị trí của nó.

Nói một cách dễ hiểu, tên lửa 5V21A đã được “cởi trói” khỏi khoang điều khiển K-2V, điều này giúp tăng khả năng linh hoạt khi sử dụng ,cũng như nâng cao tính bí mật khi di chuyển.

Theo ý kiến của ông Shurygin, bệ phóng cố định 5P72 không còn được sử dụng để phóng tên lửa, thay vào đó họ đã chế tạo một loại bệ phóng di động, có thể chịu được trọng lượng của tên lửa lên tới 7,5 tấn,

Sự thay đổi được thực hiện khiến các tên lửa còn lại của hệ thống phòng không S-200 từ thời Liên Xô (với số lượng có thể sử dụng khoảng 200 đơn vị) trở thành một loại tên lửa đạn đạo chiến thuật với tầm bắn lên tới 250 km.

Chuyên gia người Nga mô tả tổ hợp vũ khí này được tạo ra một cách thủ công, với khả năng hạn chế, bởi vì một tên lửa đạn đạo không điều khiển như vậy rất dễ bị hệ thống phòng không tiêu diệt.

Đồng thời độ chính xác và sức mạnh của đầu đạn tên lửa 5V21A là cực kỳ hạn chế, nó chỉ có thể tấn công các mục tiêu lớn. Rõ ràng lực lượng vũ trang Liên bang Nga không cần sửa đổi hệ thống phòng không S-200 cho vai trò này.

"Có thể tạo một trình điều khiển mới cho tên lửa S-200, nhưng điều này đối với Moskva là không cần thiết, khi lực lượng vũ trang Nga có một số lượng lớn tên lửa lỗi thời của hệ thống phòng không S-300 đã bị loại biên".

"Chính những tên lửa này, nếu cần thiết, sẽ thực hiện các cuộc tấn công vào mục tiêu trên mặt đất. Tuy nhiên khác với đạn 5V21A của S-200, tên lửa 5V55 trang bị cho S-300 ngay từ đầu có khả năng tấn công mặt đất".

"Ngoài ra khác biệt với tên lửa 5V21A không được điều khiển, đạn 5V55 của tổ hợp S-300 có thể hiệu chỉnh đường bay, bởi vậy nó tỏ ra vượt trội khi được sử dụng để tấn công mục tiêu mặt đất", chuyên gia Vladislav Shurygin kết luận.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/chuyen-gia-nga-noi-gi-khi-ten-lua-phong-khong-s-200-tan-cong-mat-dat-post545878.antd