Sự thật giật mình về thế giới côn trùng (1)

Thế giới côn trùng không chỉ đông đảo mà còn đầy màu sắc và nhiều bí ẩn thú vị chờ đợi con người khám phá.

Mai Anh (theo LS)

Cho đến nay, các nhà khoa học đã phân biệt được khoảng 1,5 triệu loài sinh vật trên hành tinh và 2/3 trong số đó là côn trùng. Chính số lượng đông đảo này khiến thế giới côn trùng được coi là loài vật thành công nhất trong quá trình tiến hóa, phát triển của thế giới.

Bọ cánh cứng là nhóm sinh vật đa dạng nhất được biết đến với hơn 380.000 loài được mô tả cho đến nay, chiếm 40% tất cả các loài côn trùng trên sách.

Theo ước tính của hai nhà sinh vật học Bert Hölldobler và E. O. Wilson, bất kỳ thời điểm nào cũng có khoảng 10 nghìn triệu triệu con kiến sống trên hành tinh của chúng ta.

Loài ruồi Belgica antarctica có cơ thể nhỏ xíu, chỉ khoảng 0,2-0,58 cm chiều dài nhưng lại là động vật trên cạn lớn nhất của Nam Cực.

Tuy có mặt khắp mọi nơi, kể cả nơi có điều kiện lạnh giá như Nam Cực nhưng các vùng biển lại không có côn trùng. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được tại sao nhưng có thể là do đại dương không có cây cối cho chúng kiếm thức ăn và làm chỗ ở.

Côn trùng không thở bằng miệng mà hít khí oxy vào và thở carbon dioxide ra qua các lỗ gọi là lỗ thở ở khung xương.

Hệ thống tuần hoàn của côn trùng rất khác với con người. Thay vì các mạch máu kín, côn trùng có hệ tuần hoàn mở nên máu có thể thoải mái di chuyển khắp cơ thể và “tắm” các cơ quan bên trong.

Nghiên cứu các hóa thạch cho thấy côn trùng là những sinh vật đầu tiên chuyển từ biển vào đất liền. Nói cách khác, côn trùng đã có mặt trên trái đất gần 170 triệu năm trước khi loài khủng long xuất hiện.

Côn trùng lớn nhất từng được biết đến là Meganeuropsis - một con chuồn chuồn cổ với sải cánh dài tới 0,8 m. Những con chuồn chuồn cổ này săn cá loài côn trùng khác vào khoảng 290 - 250 triệu năm trước.

Ngày nay, loài côn trùng khổng lồ nhất là dế Weta với trọng lượng có thể lên tới gần 0,5kg và chiều dài gần 66cm.

Cho đến nay, các nhà khoa học đã phân biệt được khoảng 1,5 triệu loài sinh vật trên hành tinh và 2/3 trong số đó là côn trùng. Chính số lượng đông đảo này khiến thế giới côn trùng được coi là loài vật thành công nhất trong quá trình tiến hóa, phát triển của thế giới.

Bọ cánh cứng là nhóm sinh vật đa dạng nhất được biết đến với hơn 380.000 loài được mô tả cho đến nay, chiếm 40% tất cả các loài côn trùng trên sách.

Theo ước tính của hai nhà sinh vật học Bert Hölldobler và E. O. Wilson, bất kỳ thời điểm nào cũng có khoảng 10 nghìn triệu triệu con kiến sống trên hành tinh của chúng ta.

Loài ruồi Belgica antarctica có cơ thể nhỏ xíu, chỉ khoảng 0,2-0,58 cm chiều dài nhưng lại là động vật trên cạn lớn nhất của Nam Cực.

Tuy có mặt khắp mọi nơi, kể cả nơi có điều kiện lạnh giá như Nam Cực nhưng các vùng biển lại không có côn trùng. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được tại sao nhưng có thể là do đại dương không có cây cối cho chúng kiếm thức ăn và làm chỗ ở.

Côn trùng không thở bằng miệng mà hít khí oxy vào và thở carbon dioxide ra qua các lỗ gọi là lỗ thở ở khung xương.

Hệ thống tuần hoàn của côn trùng rất khác với con người. Thay vì các mạch máu kín, côn trùng có hệ tuần hoàn mở nên máu có thể thoải mái di chuyển khắp cơ thể và “tắm” các cơ quan bên trong.

Nghiên cứu các hóa thạch cho thấy côn trùng là những sinh vật đầu tiên chuyển từ biển vào đất liền. Nói cách khác, côn trùng đã có mặt trên trái đất gần 170 triệu năm trước khi loài khủng long xuất hiện.

Côn trùng lớn nhất từng được biết đến là Meganeuropsis - một con chuồn chuồn cổ với sải cánh dài tới 0,8 m. Những con chuồn chuồn cổ này săn cá loài côn trùng khác vào khoảng 290 - 250 triệu năm trước.

Ngày nay, loài côn trùng khổng lồ nhất là dế Weta với trọng lượng có thể lên tới gần 0,5kg và chiều dài gần 66cm.

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/su-that-giat-minh-ve-the-gioi-con-trung-1-551988.html