Kỷ niệm 50 năm ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Tối 10/6, tại huyện Cam Lộ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (6/6/1973 – 6/6/2023).

Tái khẳng định vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Ngày 6-6, tỉnh Quảng Trị phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội thảo khoa học cấp bộ 'Bằng chứng lịch sử và vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước'.

Vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

Ngày 6/6, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ 'Bằng chứng lịch sử và vai trò của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước'. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày ra mắt Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Cam Lộ (6/6/1973 - 6/6/2023).

Biểu tượng khát vọng hòa bình và thống nhất non sông - Bài 1: Sứ mệnh lịch sử hai lần là 'kinh đô kháng chiến'

Là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, vị trí chiến lược vô cùng quan trọng, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã khắc tên mình vào tiến trình giữ nước với sứ mệnh lịch sử thiêng liêng, hai lần là 'kinh đô kháng chiến'.

'Địa chỉ đỏ' giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ

Di tích Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nằm tại khu phố Tây Hòa, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ. Đây là di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng cấp quốc gia vào ngày 25/1/1991. Những năm qua, di tích này luôn là điểm đến, 'địa chỉ đỏ' thu hút đông đảo du khách gần xa tham quan vào các dịp lễ, Tết và hoạt động trải nghiệm dạy học gắn với di tích, giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ trẻ.

Thăm Di tích trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

50 năm đã trôi qua, bây giờ khu trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt trở thành di tích văn hóa hết sức quý giá, ngày ngày mở cửa đón du khách đến tham quan.

Đoàn đại biểu dự hội thảo Báo Đảng các tỉnh, TP miền Trung – Tây Nguyên thăm Đền thờ Vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, Khu di tích Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Nối tiếp những hoạt động bên lề của Hội thảo Báo Đảng các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên, lần thứ 10 (vòng 4), sáng nay 23-4, các đại biểu của đoàn Báo Đảng các tỉnh, thành phố trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã đến tham quan Đền thờ Vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thăm Khu di tích Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Người đưa chim yến về nuôi trên vùng đất Hậu Lộc

Nguyễn Văn Tú, sinh năm 1989 ở xã Hưng Lộc (Hậu Lộc) là chàng trai trẻ đã thành công với mô hình nuôi chim yến trong nhà và sản xuất các sản phẩm từ tổ yến, đem lại thu nhập, tạo việc làm cho nhiều lao động, tạo nên thương hiệu yến sào trên quê hương Thanh Hóa.

Thăm di tích lịch sử đặc biệt trên đất thép Quảng Trị

Quảng Trị có một di tích lịch sử khá đặc biệt mang tên Trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời CHMNVN, minh chứng sinh động cho lịch sử đấu tranh gian khổ nhưng oanh liệt của nhân dân ta.

Có một di tích như thế ở Cam Lộ

Dự xong các lễ trọng của dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Quảng Trị được giải phóng (1/5/1972-1/5/2022), nhà báo Trương Đức Minh Tứ - Tổng Biên tập Báo Quảng Trị mời chúng tôi đi Cam Lộ thăm Di tích Trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CPCMLTCHMNVN). Với những người viết báo, đây là dịp may…

Chuyện về mùa chim yến sinh sôi-Kỳ 3: Đời yến hóa... phong lưu

Doanh thu từ thị trường tổ yến thế giới vào khoảng 6 tỷ USD, trong đó khu vực tiêu thụ tổ yến lớn nhất là Hồng Kông (Trung Quốc). Tuy nhiên do giá trị cao của yến sào đã dẫn đến tình trạng khai thác quá mức, phá hủy ngành công nghiệp khai thác yến sào ở một số nước như Ấn Độ và Sri Lanka.

Hành trình 'gắn sao' OCOP cho sản phẩm Yến Thanh

Phát triển sản xuất, kinh doanh bằng nghề nuôi chim yến - một nghề khá mới nên anh Nguyễn Văn Tú, thôn Tây Hòa, xã Hưng Lộc (Hậu Lộc) gặp nhiều khó khăn. Song bằng sự sáng tạo, ham mê học hỏi và khả năng thích ứng, hội nhập với thị trường, anh đã nuôi thành công chim yến, chế biến nhiều sản phẩm chất lượng cao từ tổ yến; đồng thời, xây dựng được nhãn hiệu Yến Thanh.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP

Liên kết để có vùng sản xuất quy mô đủ lớn, duy trì sản phẩm liên tục gần như quanh năm. Đấu mối để tìm thị trường đầu ra, thậm chí qua các tổ chức, doanh nghiệp trung gian nhằm ký kết bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra, phải có đủ tiềm lực để đầu tư các máy móc, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, chế biến sản phẩm... Những yêu cầu ấy dường như đang vượt quá khả năng của từng hộ sản xuất cá thể nên cần có một tổ chức là doanh nghiệp hay HTX đứng ra. Đó chính là yêu cầu tất yếu để phát triển sản phẩm OCOP hiện nay, mà nhiều nơi đang triển khai đúng hướng.

8X 'xây nhà' cho chim yến ở Xứ Thanh

Với khát vọng tạo nên một thương hiệu yến Thanh Hóa, anh Nguyễn Văn Tú dồn thời gian, tiền bạc và tâm huyết nuôi loài chim được ví như lộc trời - chim yến.