Nhịp sống mới ở bản tái định cư huyện vùng cao Tủa Chùa

Thực hiện chủ trương của Nhà nước, nhường đất để thi công thủy điện Sơn La, sau 18 năm, người dân thôn tái định cư Huổi Lực, xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa (Điện Biên) đã hòa nhập cuộc sống mới. Nằm ở vị trí cửa ngõ của huyện Tủa Chùa, tận dụng ưu thế cảnh quan thiên nhiên đẹp, dựa vào núi, hướng ra sông, đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây đã và đang từng bước làm kinh tế với các mô hình du lịch cộng đồng được triển khai.

Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững

Xác định xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua các huyện, thị xã, thành phố đã tập trung nguồn lực triển khai thực hiện các mô hình sinh kế theo hướng liên kết. Đồng thời chú trọng nhân rộng các mô hình phát huy hiệu quả. Qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo qua từng năm; nâng cao thu nhập, đời sống người dân.

Tủa Chùa nỗ lực khắc phục thiếu nước sinh hoạt

Tủa Chùa là huyện thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhất là vào mùa nắng nóng. Điều này khiến đời sống người dân, học sinh gặp nhiều khó khăn, sinh hoạt bị đảo lộn. Tình trạng này đã diễn ra nhiều năm nên người dân mong muốn cần có biện pháp khắc phục dứt điểm.

Đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Tủa Thàng

Phát huy truyền thống vùng quê cách mạng, những năm qua Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong xã Tủa Thàng (huyện Tủa Chùa) luôn đoàn kết, ra sức thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, giàu đẹp.

Góp sức trẻ hướng về ngày lễ lớn

Hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), với tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong tỉnh hăng hái tham gia các phong trào, hoạt động tri ân, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng… Từ đó, không chỉ góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, mà còn tạo khí thế thi đua sôi nổi trong ĐVTN nhằm lập thành tích chào mừng kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đưa tiếng khèn vang xa

Lần đầu tiên Liên hoan Nghệ thuật khèn Mông được tổ chức trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024. Thời điểm này, các nghệ nhân, diễn viên đều đã sẵn sàng với những màn trình diễn đặc sắc nhất, sau thời gian tập luyện chu đáo, kỹ lưỡng.

Rực rỡ sắc Ban giữa đại ngàn

Giữa tiết xuân ấm áp, ngược ngàn lên Tây Bắc của Tổ quốc, có một loài cây đã gắn bó với người dân Điện Biên từ ngàn đời đó chính là hoa ban. Vẻ đẹp của loài hoa ấy được coi là biểu trưng cho đất và người Điện Biên. Khi Lễ hội Hoa Ban và Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 khai màn thì những cánh hoa trắng muốt, tinh khôi ấy đã và đang bung nở, dịu dàng khoe sắc khắp mảnh đất cực Tây.

Hoa nở trắng sườn núi, trắng bản làng, chuẩn bị cho Lễ hội hoa ban 2024

Cứ vào khoảng tháng 3 hàng năm, khi cái lạnh của mùa đông được thay thế bằng nắng ấm của mùa xuân, trên triền đồi, sườn núi, bản làng vùng cao Tây Bắc lại rực trắng hoa ban.

Ban rừng Tây Bắc

Hoa ban, loài hoa gắn liền với đời sống, văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, là biểu tượng cho tình yêu trong sáng, bất diệt và thủy chung của chàng trai, cô gái nơi rẻo cao. Cứ vào khoảng tháng 3 hàng năm, khi cái lạnh của mùa đông được thay thế bằng nắng ấm của mùa xuân, trên triền đồi, sườn núi, bản làng vùng cao Tây Bắc lại rực trắng hoa ban.

Tủa Chùa tổ chức 'Tết sum vầy - Xuân chia sẻ - Thắm tình quân dân'

Tại trụ sở UBND xã Mường Đun (huyện Tủa Chùa), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện vừa tổ chức chương trình 'Tết sum vầy – Xuân chia sẻ - Thắm tình quân dân' xuân Giáp Thìn 2024.

Gỡ khó nuôi thủy sản trên hồ thủy lợi, thủy điện

Tiềm năng phát triển nuôi thủy sản trên hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh là rất lớn, song chưa khai thác phát huy được nhiều. Có nhiều khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ, như: Chưa có chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế, doanh nghiệp đầu tư vào nuôi trồng thủy sản tại hồ chứa; hạ tầng phục vụ sản xuất thủy sản chưa được quan tâm đầu tư; việc cấp phép, cho chủ trương đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trên hồ thủy điện đang còn bất cập…

Những 'chuyến xe tri thức' chở sách về vùng cao

Chiếc xe chở ăm ắp sách các loại, lung linh những tấm bìa nhiều màu, nhiều hình ảnh, mở ra bên trong là bao câu chuyện hay và thế giới đẹp đẽ. Đó là món quà kỳ diệu, đầy háo hức và ước ao đối với mỗi đứa trẻ vùng cao. Để mong ước ấy thành sự thật, những năm qua những 'chuyến xe tri thức' của Thư viện tỉnh miệt mài lăn bánh đến khắp các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn.

Tủa Chùa hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế

Tủa Chùa là huyện nghèo của tỉnh Điện Biên, có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống, 70% dân số là dân tộc Mông. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Tủa Chùa đã cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư đã thay đổi diện mạo nông thôn; nhiều mô hình sinh kế được triển khai, nhân rộng giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao đời sống, từng bước giảm nghèo bền vững.

Tủa Chùa tổ chức điểm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2023 được Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tủa Chùa tổ chức ngày 2/11 tại thôn Tà Huổi Tráng 1, xã Tủa Thàng. Đây là khu dân cư được lựa chọn tổ chức điểm Ngày hội của huyện.

Nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân

Trên địa bàn huyện Tủa Chùa hiện có 2 phòng khám đa khoa (PKÐK) khu vực tại 2 xã Xá Nhè và Tả Sìn Thàng. Thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, các PKÐK khu vực đã chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, trở thành địa chỉ được nhân dân các dân tộc vùng cao tin tưởng và lựa chọn khi gặp các vấn đề về sức khỏe.