Ban rừng Tây Bắc

Hoa ban, loài hoa gắn liền với đời sống, văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Điện Biên, là biểu tượng cho tình yêu trong sáng, bất diệt và thủy chung của chàng trai, cô gái nơi rẻo cao. Cứ vào khoảng tháng 3 hàng năm, khi cái lạnh của mùa đông được thay thế bằng nắng ấm của mùa xuân, trên triền đồi, sườn núi, bản làng vùng cao Tây Bắc lại rực trắng hoa ban.

Chỉ còn chưa tới một tuần nữa sẽ diễn ra Lễ hội Hoa Ban 2024, đối với nhiều du khách tới sớm thì đây là khoảng thời gian tuyệt vời chụp ảnh, check – in những rừng ban cổ thụ cũng như khám phá văn hóa truyền thống nơi rẻo cao. Có thể kể đến một vài địa điểm ban nở trắng sườn núi, trắng bản làng như rừng ban xã Sa Lông, huyện Mường Chà; dốc ban xã Tủa Thàng, huyện Tủa Chùa; rừng ban huyện Mường Ảng… Từng cánh hoa trắng muốt, mộc mạc mà tinh khôi nhẹ đưa theo gió, sắc trắng rực sáng một vùng trời ẩn hiện lấp ló nơi đại ngàn vẫy gọi, mời chào du khách thập phương về miền hoa ban.

Hoa ban bắt đầu nở vào cuối tháng 2 và nở rộ trắng trời vào tháng 3 hàng năm.

Hoa ban là loài hoa tượng trưng cho sự chung thủy lứa đôi của chàng trai, cô gái vùng cao Tây Bắc.

Đồng thời cũng là loài hoa gắn liền với đời sống thường ngày của cộng đồng các dân tộc tỉnh Điện Biên.

Ngoài ban được trồng, tỉnh Điện Biên có rất nhiều rừng ban cổ thụ, cứ mỗi độ xuân về lại bung nở đón gió, đón nắng e ấp tinh khôi nơi rẻo cao.

Ban khoe sắc nơi núi rừng Tây Bắc.

Đây là thời điểm lý tưởng để người dân, du khách thập phương khám phá những rừng ban cổ thụ trong tỉnh Điện Biên.

Có thể kể đến như rừng ban bản Chiêu Ly, xã Sa Lông, huyện Mường Chà.

Dốc hoa ban xã Tủa Thàng, huyện Tủa Chùa.

Rừng ban cổ thụ huyện Mường Ảng.

Ban trắng tinh khôi rực sáng sườn đồi, sườn núi.

Ban bung nở khắp bản làng vùng cao.

Trần Nhâm

Nguồn Điện Biên Phủ: http://baodienbienphu.com.vn/tin-tuc/du-lich/213583/ban-rung-tay-bac