Xe buýt nhanh sẽ tham gia vào thị trường giao thông công cộng

Theo đánh giá của Giám đốc Công ty Tư vấn ITP Colin Brader, xe buýt nhanh (BRT) không chỉ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn tạo ra một thị trường giao thông công cộng mới tại Việt Nam.

Cơ sở hạ tầng buýt nhanh BRT của Hà Nội cần sớm triển khai đi vào hoạt động. Ảnh: TA

Tham gia vào thị trường giao thông công cộng

Theo các khảo sát và nghiên cứu về giao thông gần đây, trong khi các thành phố ở châu Á thách thức về đô thị phát triển bền vững đang giữ mức độ sử dụng giao thông công cộng cao trong bối cảnh ngày càng nhiều người muốn sở hữu xe cá nhân thì ở Việt Nam, thách thức lại là văn hóa truyền thống, trong đó cá nhân di chuyển bằng xe đạp và ngày nay phổ biến hơn là xe máy. Thị trường giao thông công cộng nhỏ hẹp với đa số cư dân thành thị ưa chuộng sự tự do và linh hoạt của xe máy. Những người sử dụng giao thông công cộng thường là những người có ít sự lựa chọn về phương tiện đi lại.

Giám đốc Công ty Tư vấn ITP Colin Brader cho rằng, mức đầu tư từ trước tới nay vào giao thông công cộng thấp khiến chất lượng và hiệu quả hoạt động thấp, do đó không thu hút được người sử dụng mới. Trong khi Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có các hệ thống xe buýt thì các trung tâm đô thị khác mạng lưới xe buýt không tồn tại hoặc nếu có thì hết sức sơ sài và chỉ đáp ứng nhu cầu giao thông trên các trục chính. BRT tham gia không chỉ nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn tạo ra thị trường giao thông công cộng mới.

Phải đảm bảo BRT trở thành một phần nét đẹp của đường phố

Cũng theo các kết quả khảo sát tại Việt Nam thì sự lựa chọn loại hình di chuyển theo giới và nhóm thu nhập là rõ ràng nhất. Điểm đầu tiên cần lưu ý là phụ nữ và người có thu nhập thấp nhất trong khu vực BRT có thể tiếp cận ít có xu hướng di chuyển bằng xe máy hơn (kết hợp với ô tô ở nhóm thu nhập cao nhất) so với nam giới và người có thu nhập cao hàng tháng cao hơn và do đó có khả năng sẽ di chuyển bằng xe buýt cao hơn. Như vậy, họ cần được coi là thị trường tiềm năng quan trọng của BRT.

Các chuyên gia cho rằng, một hệ thống BRT với thiết kế phù hợp, có thể và cần đóng góp tích cực vào các hoạt động của hành lang xe buýt nhanh. Ở TP Hồ Chí Minh, tuyến BRT đầu tiên ra đời từ khái niệm hành lang xanh. Giải pháp giao thông này là một phần trong phương thức tiếp cận toàn diện với hành lang BRT.

Nó tạo điều kiện thay đổi một cách tích cực không chỉ nâng cao tính cơ động và khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng mà còn mang lại cho hành lang này một cuộc sống và bản sắc mới. Một trong những ví dụ tiêu biểu về thành công trong lĩnh vực này có thể kể tới TP Nantes (Pháp) nơi hệ thống xe buýt chất lượng cao đã mang lại thay đổi tích cực trên hành lang BRT. Trong khi đó, đường nét xe buýt nhanh Cleverland Health Line (Hoa Kỳ) kết nối dịch vụ y tế đem lại cho hệ thống một bản sắc riêng và thiết kế cẩn trọng của nó giúp đảm bảo thúc đẩy phát triển.

“Yếu tố giúp cho BRT phù hợp với đường phố chính là khái niệm mang tính thích ứng, linh hoạt chứ không cố định. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ giao thông, không chỉ cần có cơ sở hạ tầng duy trì số lượt tham gia giao thông cạnh tranh mà còn cần lưu ý đến cách thức thực hiện và thiết kế cơ sở hạ tầng để phù hợp với khung cảnh đường phố phức tạp. Thách thức của các TP tại Việt Nam là phải đảm bảo BRT cũng trở thành một phần của nét hấp dẫn của đường phố. Các đại lộ có cảnh quan có thể sẵn sàng lồng ghép vào cấu trúc hạ tầng của BRT”, Giám đốc Công ty Tư vấn ITP nhấn mạnh.

Có ý kiến đánh giá về thiết kế định hướng người sử dụng, một hệ thống BRT cần được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu cơ bản và mong đợi của hành khách. Làm như vậy, BRT sẽ thu hút khách có hiệu quả hơn, đạt được các mục tiêu trong chính sách giảm thiểu sử dụng phương tiện cá nhân và góp phần tích cực vào an sinh phúc lợi của TP.

Tràng An

Nguồn Thanh Tra: http://thanhtra.com.vn/xa-hoi/an-toan-giao-thong/xe-buyt-nhanh-se-tham-gia-vao-thi-truong-giao-thong-cong-cong_t114c1146n111114