Tấm gương phản chiếu bộ máy chính quyền

Báo cáo của PAPI năm 2015 được công bố như một tấm gương phản chiếu để bộ máy chính quyền các cấp nhiệm kỳ mới nhìn lại hiệu quả cải cách quản trị và hành chính công của đất nước trong 5 năm qua, đồng thời là cơ sở so sánh tiến bộ trong thời gian tới. "Tấm gương phản chiếu” này thật hữu ích, cần soi!

Ảnh minh họa từ internet.

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2015 mới được công bố gồm 6 chỉ số đo lường: Công khai, minh bạch; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; tham gia của người dân ở cấp cơ sở; trách nhiệm giải trình với người dân; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công. Đã có khoảng 14.000 người dân được khảo sát ý kiến.

Kết quả cho thấy thực trạng của hiệu quả quản trị và hành chính công ở các địa phương không mấy khả quan và thực sự đáng buồn. Các chỉ số khảo sát đều giảm đáng kể, đặc biệt trong lĩnh vực “công khai, minh bạch” và “kiểm soát tham nhũng”. Rất nhiều người được hỏi đã cho rằng chính quyền địa phương thiếu công khai, minh bạch; nhiều vấn đề dân chúng quan tâm nhưng rất “mù mờ”; tham nhũng không hề ổn định mà có chiều hướng gia tăng, nạn vòi vĩnh, nhũng nhiễu ngày càng trở nên phổ biến.

Đơn cử, để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đã có 44% người dân phải đưa tiền “lót tay” và thường là sau 100 ngày mới được cấp, trong khi quy định thời hạn cấp loại giấy tờ này là 30 ngày. Hai lĩnh vực tương ứng là “tham gia của người dân” và “trách nhiệm giải trình với người dân” có liên quan mật thiết với nhau cũng bị đánh giá thấp, mối quan hệ này dường như quá lỏng lẻo và không hề được coi trọng. Duy nhất có một chỉ số được cải thiện là “cung ứng dịch vụ công” nhưng người dân cũng tỏ ra không hài lòng với dịch vụ bệnh viện hoặc ở các trường tiểu học công lập.

Cũng không phải đợi PAPI cung cấp kết quả khảo sát mà thực trạng này mới lộ rõ. Cũng trong ngày 12/4, Chính phủ họp với các thành viên mới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dường như đã nắm rõ tình hình nên ông yêu cầu các thành viên Chính phủ phải đổi mới cách làm, dân chủ, minh bạch, cởi mở, quyết đoán, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm... Chính phủ cần nâng cao tinh thần kỷ cương, kỷ luật, chống bệnh hình thức, nói không đi đôi với làm, cái gì có lợi cho dân thì kiên quyết làm...

Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên Liên Hợp quốc tại Việt Nam phát biểu tại buổi công bố PAPI: “Trước thềm bầu cử Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp trên toàn quốc sẽ được tổ chức vào tháng tới, Báo cáo của PAPI năm 2015 được công bố hôm nay cung cấp một nguồn dữ liệu, thông tin như một tấm gương phản chiếu để bộ máy chính quyền các cấp nhiệm kỳ mới nhìn lại hiệu quả cải cách quản trị và hành chính công của đất nước trong 5 năm qua, đồng thời là cơ sở so sánh tiến bộ trong thời gian tới”.

“Tấm gương phản chiếu” này thật hữu ích, cần soi!

Ngày 12/4, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2015 được công bố gồm 6 chỉ số đo lường: Công khai, minh bạch; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; tham gia của người dân ở cấp cơ sở; trách nhiệm giải trình với người dân; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công. Đã có khoảng 14.000 người dân được khảo sát ý kiến.

Ngày 12/4, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2015 được công bố gồm 6 chỉ số đo lường: Công khai, minh bạch; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; tham gia của người dân ở cấp cơ sở; trách nhiệm giải trình với người dân; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công. Đã có khoảng 14.000 người dân được khảo sát ý kiến.

Ngày 12/4, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2015 được công bố gồm 6 chỉ số đo lường: Công khai, minh bạch; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công; tham gia của người dân ở cấp cơ sở; trách nhiệm giải trình với người dân; thủ tục hành chính công và cung ứng dịch vụ công. Đã có khoảng 14.000 người dân được khảo sát ý kiến.

Nhị Ngọc

Nguồn Pháp Luật VN: http://baophapluat.vn/thoi-su/tam-guong-phan-chieu-bo-may-chinh-quyen-269817.html