Gia Lai: Kết nghĩa để hỗ trợ hộ nghèo vùng dân tộc thiểu số

Mô hình kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với làng đồng bào dân tộc thiểu số ở Gia Lai không những thắt chặt mối quan hệ giữa cán bộ, công chức với người dân mà còn hỗ trợ hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống, tiến tới thoát nghèo bền vững.

'Dân vận khéo' trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, hướng về cơ sở, tập trung giải quyết những việc khó, việc cụ thể sát với tình hình thực tế của địa phương… công tác dân vận ở Gia Lai nói chung, công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã đạt được những thành công nhất định, mang lại ý nghĩa thiết thực cả về chính trị và kinh tế.

Xây dựng làng nông thôn mới ở Gia Lai

Diện mạo các làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên. Đó là kết quả đem lại từ quan điểm:'Hướng về cơ sở, lấy thôn, làng làm thước đo của sự phát triển' được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai chỉ đạo và triển khai thực hiện trong 5 năm qua…

Giao thông thay đổi diện mạo 4 ngôi làng nghèo khó ở Gia Lai

Khu vực 4 làng Đồn ở Chư A Thai (Phú Thiện, Gia Lai) từ một vùng nghèo khó nhưng chỉ sau 5 năm đã gần như lột xác thay đổi diện mạo...

Giao thông thay đổi diện mạo 4 ngôi làng nghèo khó ở Gia Lai

Khu vực 4 làng Đồn ở Chư A Thai (Phú Thiện, Gia Lai) từ một vùng nghèo khó nhưng chỉ sau 5 năm đã gần như lột xác thay đổi diện mạo...

Vì bình yên buôn làng - Kỳ cuối: 'Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề cốt tử'

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của đất nước. Do vậy, phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Trao đổi xung quanh vấn đề này, một số ý kiến tâm huyết đã chỉ ra những vướng mắc, đồng thời hiến kế để Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung đảm bảo ổn định và phát triển bền vững.

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long: Tiếp tục chăm lo xây dựng và phát huy vai trò người có uy tín

Sáng 19-10, tại TP. Pleiku, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị gặp mặt, biểu dương người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ IV-2022. Đồng chí Hồ Văn Điềm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cùng các Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.

Thầy cô lặn lội đón trò đến trường

Những ngày mưa, đường sá xa xôi lại không có phương tiện đến lớp nên nhiều học sinh vắng học.

Đoàn khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình 'Hành trình tháng Bảy' tại huyện Phú Thiện

Ngày 16-7, Đoàn khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Gia Lai phối hợp Huyện Đoàn Phú Thiện tổ chức 'Hành trình tháng Bảy' nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2022) và Chiến dịch Thanh niên tình nguyện 'Mùa hè xanh' năm 2022 tại xã Chư A Thai và xã Ia Sol (huyện Phú Thiện).

Phú Thiện khởi công Công trình giếng khoan cộng đồng và tặng quà cho bệnh nhân phong, trẻ em vùng khó

Ngày 28-4, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Gia Lai và Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện phối hợp với chùa Phước Viên (xã Hbông, huyện Chư Sê) và Hội Chữ thập đỏ Thiện Tâm (thuộc Hội Chữ thập đỏ quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) tổ chức chương trình 'Kết nối-Chia sẻ-Yêu thương', khởi công công trình giếng nước và tặng quà cho các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Chư A Thai và Ia Ake.

Gập ghềnh con chữ

36 hộ dân sinh sống, làm rẫy trên núi Cheng Leng (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã di dời nhà cửa về định cư tại làng Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) từ cuối năm 2018. Nhưng gánh nặng áo cơm cùng nhận thức chưa đầy đủ về dịch bệnh khiến nhiều phụ huynh chưa thiết tha với chuyện học hành của con em mình. Việc đến trường học con chữ của đám trẻ Cheng Leng vì thế cứ gập ghềnh, trắc trở.

Quê hương có nhiều đổi mới

Lời Tòa soạn: Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập huyện Phú Thiện, P.V Báo Gia Lai đã có dịp trao đổi với một số nhân chứng từng gắn bó với địa phương ngay từ ngày đầu thành lập.

Xây dựng làng nông thôn mới: Ngọn gió lành cao nguyên

Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, những buôn làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đã từng bước 'thay da đổi thịt'. Cuộc sống no ấm đang dần hiện hữu trong những nếp nhà sàn vững chãi.

Một chỉ thị, trăm biến chuyển từ làng - Kỳ 1: Từ 'bóng đêm' đói nghèo, lạc hậu

Ngay khi ban hành, Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về 'Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới (NTM) trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh' đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân. Sau hơn 3 năm thực hiện với nhiều cách làm sáng tạo, mô hình làng NTM ngày càng lan tỏa sâu rộng và trở thành điểm nhấn nổi bật của Gia Lai trong triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.Khi màn sương sớm còn lãng đãng, anh Siu Loal (làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện) đã trở dậy, mở cửa chờ đón ánh nắng đầu ngày. Đứng trên nhà sàn hướng mắt ra phía con đường bê tông phẳng phiu, thẳng tắp, anh ngỡ mình vừa qua một giấc mơ. Anh thêm hiểu sâu sắc rằng, từ một chủ trương đúng đắn của Đảng, dân làng đã bước ra khỏi bóng tối biệt lập để đến với cuộc sống văn minh. Những ngôi làng biệt lậpTrước năm 2018, gia đình anh Loal và 13 hộ dân (khoảng 60 khẩu) sống biệt lập ở ngôi làng nhỏ trên đỉnh núi Cheng Leng. Tên làng cũng là tên núi. Đây là ngôi làng '5 không': không điện, đường, trường, trạm và người dân đều không có hộ khẩu. Suốt gần 3 thập kỷ, mọi sinh hoạt của người dân đều diễn ra vào ban ngày, bởi khi mặt trời xuống là cả dãy núi chìm trong bóng tối.

Chàng trai Bahnar giữ lửa cồng chiêng

Với sức trẻ và tình yêu bất tận với văn hóa truyền thống, chàng thanh niên Rmah Mich, sinh năm 1993, người Bahnar, ở làng Hek, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã tìm cách lan tỏa tình yêu đó với thế hệ thanh, thiếu niên ở làng bằng cách thành lập đội cồng chiêng, múa xoang. Chàng trai 9X này mong muốn giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.