Chốt đề xuất phương án tái cơ cấu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã trình Chính phủ và các bộ, ngành về Đề án tái cơ cấu. Theo đó, mô hình sản xuất, kinh doanh của VNR sẽ được tổ chức lại hợp lý hơn theo hướng tập trung vào ba ngành nghề cốt lõi là vận tải đường sắt, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt và cơ khí đường sắt.

Bài 1: Khi tất cả đã tới hạn

Ngành đường sắt đang trong giai đoạn suy thoái và khủng hoảng cùng cực vì cả lý do khách quan và chủ quan. Do đó, tái cơ cấu lúc này được đánh giá có ý nghĩa quan trọng như một cuộc đại cách mạng để lĩnh vực vận tải 'vang bóng một thời' này tìm lại 'bản ngã'.

Gỡ 'rào cản', thúc đẩy tăng trưởng hàng hóa đường sắt liên vận

Năm 2021 vừa qua, vận tải hàng hóa liên vận quốc tế bằng đường sắt tăng trưởng tốt, nhất là hàng xuất đi châu Âu bằng công-ten-nơ. Đây được coi là nỗ lực vượt bậc của ngành đường sắt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi lượng hàng qua biên giới sang Trung Quốc và đi châu Âu gia tăng nhanh.

VNR lý giải đề xuất tiếp nhận tài trợ 37 toa tàu cũ từ Nhật Bản

Theo Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR, khổ ray của các toa tàu Nhật Bản loại lần này là hơn 1m (1.067mm), trong khi khổ ray của Việt Nam là 1.000mm nên có sự khác biệt không nhiều.

Vận tải hành khách khởi động trở lại

Ngày 13/10, vận tải khách bằng đường sắt trên tuyến bắc - nam (Hà Nội - TP Hồ Chí Minh), Hà Nội - Hải Phòng, cùng tám tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh đã được khởi động lại. Cùng một số đường bay nội địa mở lại trước đó vài ngày, đây là động thái tạo tiền đề quan trọng phục hồi hoạt động giao thông cũng như toàn bộ nền kinh tế đất nước sau một thời gian dài bị 'đóng băng' để phòng, chống dịch.

Ngành đường sắt khó khăn tìm vốn thay thế đầu máy, toa xe

Năm nay, dự báo ngành đường sắt vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trước tác động của dịch Covid-19. Việc thi công dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh; sự cạnh tranh về giá vé giữa loại hình vận tải đường bộ cũng như hàng không,... cũng là yếu tố làm giảm lượng khách đi tàu. Bên cạnh đó, với những đầu máy, toa xe hết niên hạn sử dụng theo quy định của Luật Đường sắt, ngành cần phải huy động một số vốn rất lớn (ước tính gần 7.000 tỷ đồng) mà không được ưu đãi về lãi suất để thay thế số phương tiện này.

Ðường sắt, hàng không 'vỡ' phương án vận tải Tết

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại ngay trước thời kỳ cao điểm Tết Nguyên đán đã làm phá vỡ các phương án vận tải; trong đó, đường sắt và hàng không đang phải chịu thiệt hại nặng nề khi hành khách mua vé trước đó đồng loạt hủy, trả do lo ngại dịch hoặc phong tỏa ở một số địa phương sau Tết.

Lãng phí khi đầu tư, khai thác nhà ga nửa vời

Mặc dù đã có ý tưởng từ rất lâu, nhưng những nhà ga của ngành đường sắt trải dài từ bắc vào nam, trong đó nhiều nhà ga hứa hẹn tiềm năng 'con gà đẻ trứng vàng' vẫn bị vướng lùng bùng trong hàng loạt cơ chế, chưa thể thu hút xã hội hóa đầu tư.

Ngành đường sắt nỗ lực vượt khó

Dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa quyết định tăng tốc triển khai những quyết sách để có dòng tiền duy trì hoạt động như tăng cường chạy tàu hàng, tàu thuê nguyên chuyến,… đã phải 'phanh gấp'. VNR cũng đang chịu thiệt hại tác động kép của dịch bệnh kéo dài và ảnh hưởng của việc thi công cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt bắc - nam.