Tổ chức Lễ hội Đền Lê Văn Hưu - Người khởi dựng Quốc sử Việt Nam vào trung tuần tháng 5-2023

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đầu Thanh Tùng vừa có ý kiến chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các ngành liên quan xem xét đề xuất của UBND huyện Thiệu Hóa về việc tổ chức Lễ hội Đền Lê Văn Hưu - Người khởi dựng Quốc sử Việt Nam, năm 2023 trong chuỗi sự kiện du lịch cấp tỉnh.

Thanh Hóa: Liên tục phát hiện di tích bị xâm hại

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa liên tiếp phát hiện nhiều di tích lịch sử - văn hóa bị xâm hại và chưa có dấu hiệu dừng lại. Thời gian qua, mặc dù cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ việc liên quan hành vi xâm hại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn, tuy nhiên tình trạng trên vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Mới đây, sáng 16/3, lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch (Sở VH-TT-DL) tỉnh Thanh Hóa và lãnh đạo huyện Vĩnh Lộc đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo xử lý việc động Hồ Công (di tích quốc gia) bị xâm hại sau khi có thông tin phản ánh, phát giác từ người dân. Theo đó, động Hồ Công đã bị xâm hại nghiêm trọng khi nhiều ban thờ đã được tự ý xây dựng bằng bê tông, cốt thép cùng 9 pho tượng, 6 bệ đá đã được đưa vào động thờ trái phép, dồng thời, có nguy cơ uy hiếp tới các di tích, kiến trúc khác. Việc làm này đã nguy hại nghiêm trọng tới cảnh quan nguyên bản hoang sơ, là ý nghĩa cốt yếu của động này. Theo tìm hiểu, động Hồ Công nằm giữa ngọn núi Xuân Đài, thuộc xã Vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Lộc (tỉnh Thanh Hóa), cách Di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ khoảng 5 km về hướng Đông Nam. Động dài ước khoảng 45m và rộng 23m, với cấu trúc cửa hình vòm tự nhiên. Động có nhiều cảnh đẹp nên đã khiến vua Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, chúa Trịnh Sâm, Nguyễn Nghiễm, Ngô Thì Sĩ… khi qua đây đã để lại nhiều bút tích trên vách đá. Với những giá trị to lớn về phương diện nghiên cứu, lịch sử, địa lý, văn hóa, tôn giáo, năm 2009 động Hồ Công đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia.Lực lượng chức năng khắc phục hậu quả sau sự việc động Hồ Công bị xâm hại.Trong buổi làm việc trực tiếp ngày 16/3, chính quyền huyện Vĩnh Lộc đã huy động nhiều cán bộ, nhân lực vào động để phá dỡ các công trình trái phép, đưa các tượng và bệ đá ra khỏi động.Trước đó không lâu, ngày 8/11/2022, dư luận Thanh Hóa xôn xao, bức xúc khi thông tin chùa Quan Thánh (P.An Hưng, Tp.Thanh Hóa), thuộc cụm Di tích lịch sử quốc gia về nghệ thuật điêu khắc đá núi Nhồi, bị xâm hại nghiêm trọng.Theo

Thăm Đền thờ nhà sử học Lê Văn Hưu

Cứ vào mỗi dịp đầu năm mới, nhiều bạn trẻ lại háo hức tới nơi thờ tác giả 'Đại Việt sử ký' (tại Thiệu Trung, Thiệu Hóa, Thanh Hóa) để cầu an, may mắn, nhất là thi cử. Sau khi thắp hương khấn tại Đền Lê Văn Hưu, những ước muốn ghi trong tờ giấy đỏ được treo lên cây ở chùa Hương Nghiêm ngay đó sẽ ứng nghiệm.

Vụ phá giếng cổ để làm mới ở đền Lê Văn Hưu: Giám đốc Sở lên tiếng

Theo lãnh đạo Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa, hiện hạng mục giếng cổ ở đền Lê Văn Hưu vẫn đang tạm đình chỉ thi công, điều chỉnh lại quy hoạch, sau đó xin ý kiến tham vấn mới đưa ra quyết định cuối cùng.

Xâm hại di tích: Cần xử lý mạnh tay

Trong những ngày qua, liên tục nhiều vụ xâm hại di sản được phát hiện, khiến dư luận một lần nữa lại đặt ra những câu hỏi, đến bao giờ chúng ta mới biết trân quý những di sản mình đang có. Xâm hại di tích trở thành một vấn nạn, cần sự vào cuộc mạnh mẽ của pháp luật và sự chung tay bảo vệ của cộng đồng.

Vụ phá giếng cổ ở đền Lê Văn Hưu: Có giếng, nhưng không có giếng cổ ngàn năm?

Báo cáo gửi Cục Di sản, Sở VH-TT-DL tỉnh Thanh Hóa khẳng định tại di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lê Văn Hưu có giếng, tuy nhiên không có giếng Ngọc và chưa có tài liệu nào chứng minh giếng của đền Lê Văn Hưu là giếng cổ ngàn năm.

Phá giếng cổ hàng trăm năm ở đền Lê Văn Hưu để làm mới

Trong quá trình trùng tu, tôn tạo di tích quốc gia đền Lê Văn Hưu, UBND huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã cho đập giếng cổ có từ hàng trăm năm để làm mới.

Phá giếng cổ hàng trăm năm ở đền Lê Văn Hưu để làm mới

Trong quá trình trùng tu, tôn tạo di tích quốc gia đền Lê Văn Hưu, UBND huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã cho đập bỏ giếng Ngọc được cho là giếng cổ có từ hàng trăm năm để làm mới.