Phát huy trí tuệ của nhân dân trong xây dựng Luật Nhà giáo

Chiều 17/5, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự án Luật Nhà giáo.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự án Luật Nhà giáo.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì Tọa đàm với các cơ quan báo chí về dự án Luật Nhà giáo.

Phát biểu mở đầu, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết, đây là tọa đàm đầu tiên với cơ quan báo chí về dự án Luật Nhà giáo.

Dự thảo Luật Nhà giáo đã được đăng công khai trên Cổng thông tin Chính phủ, Bộ GD&ĐT để tiếp thu ý kiến góp ý của các tầng lớp nhân dân và các cơ quan, đoàn thể; trong đó cơ quan báo chí có vai trò quan trọng trong định hướng truyền thông những vấn đề cốt lõi của dự án luật.

Theo Thứ trưởng, dự án Luật Nhà giáo là luật khó, phạm vi lớn, tác động đến nhiều chính sách và liên quan đến nhiều văn bản mà các bộ, ngành đã ban hành. Trước đó, Ban soạn thảo đã tổ chức nhiều hội nghị, tọa đàm, với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học và các thành phần khác.

Trong quá trình xây dựng dự án Luật, Ban soạn thảo lấy ý kiến của dư luận xã hội, qua đó nhằm tạo sự đồng thuận của dư luận xã hội. Quan trọng hơn là, bảo đảm luật sẽ đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả trong thực tiễn,

Thứ trưởng nhìn nhận, đây là dự án mới, khó nên càng cần phát huy trí tuệ của nhân dân, tầng lớp xã hội để dự án được hoàn thiện, đáp ứng mong mỏi của khoảng 1,6 triệu nhà giáo trên cả nước.

Một lớp học của Trường tiểu học thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng, Nam Định).

Một lớp học của Trường tiểu học thị trấn Rạng Đông (Nghĩa Hưng, Nam Định).

Dự án Luật Nhà giáo được Chính phủ đồng ý xây dựng, Quốc hội đồng ý đưa vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh đã trở thành bước đột phá và mang lại ý nghĩa động viên to lớn với hàng triệu nhà giáo trong cả nước.

Được giao trọng trách chủ trì xây dựng dự án Luật Nhà giáo, Bộ GD&ĐT nhận thức rõ đây là nhiệm vụ khó khăn nhưng cũng là cơ hội để những những trăn trở, mong mỏi về nghề nghiệp nhà giáo sẽ được giải quyết trên một nền tảng vững chắc, đó là Luật.

Trong năm 2023, Bộ GDĐT đã tổ chức hơn 100 cuộc họp chuyên môn, hội thảo xin ý kiến chuyên gia trong và ngoài ngành với các quy mô khác nhau; tổ chức khảo sát, lấy ý kiến của 547.786 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp học mầm non, phổ thông, đại học và giáo dục nghề nghiệp để phục vụ phân tích, đánh giá để phục vụ hoàn thiện các chính sách trong dự thảo Luật Nhà giáo

Bộ GD&ĐT xác định việc đề xuất việc đề xuất xây dựng Luật Nhà giáo là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong giai đoạn từ 2021-2025, vì vậy, việc chuẩn bị đề xuất xây dựng luật đã được chuẩn bị nghiêm túc, kỹ lưỡng, tạo cơ sở bước đầu quan trọng để xây dựng Luật.

5 chính sách trong dự thảo Luật Nhà giáo

5 chính sách đã được được thiết kế trong Dự thảo Luật Nhà giáo gồm: Định danh nhà giáo; Tiêu chuẩn và chức danh nhà giáo; Tuyển dụng, sử dụng và chế độ làm việc của nhà giáo; Đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo; Quản lý nhà nước về nhà giáo.

Minh Phong

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/phat-huy-tri-tue-cua-nhan-dan-trong-xay-dung-luat-nha-giao-post683683.html