Nhìn những hình ảnh này, còn ai dám ăn đặc sản thú rừng?

(GDVN) - Lợi dụng nhu cầu “ham của lạ” của thực khách mà các gian thương, chủ quán ăn, nhà hàng đã “hô biến" thịt thú nhà thành thú rừng để trục lợi.

1. Hô biến heo sề, thịt ôi thành heo rừng
Không quá khó để tìm các quán ăn đặc sản thú rừng từ Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh đến các tỉnh thành khác trong cả nước. Giá mỗi món ăn chế biến từ thịt thú rừng không hề rẻ nên nhiều gian thương, thậm chí là các nhà hàng luôn có 101 cách hô biến thịt thú nhà thành thịt thú rừng với mục đích trục lợi. Ản chụp tại Chùa Hương.

Trong tất cả các món ăn đặc sản từ thịt rừng hút khách nhất vẫn là thịt heo rừng. Một số người cho rằng ăn thịt heo rừng sẽ đem lại may mắn và sung túc đặc biệt là những ngày đầu năm, vì vậy heo rừng luôn là món ăn đắt khách Ảnh: Cand.com.vn

Trên thị trường hiện nay, heo rừng cũng là loại thịt có nguy cơ làm giả cao nhất. Các thương lái thường mua thịt heo đã chết, ôi thiu với giá từ 15.000-20.000 đồng/kg để về sơ chế, hô biến thành thịt heo rừng. Ảnh: Tiin.vn

Cách thứ hai cầu kỳ và tốn kém hơn đó là mua lợn sề, lợn nái còn sống, sau đó về bỏ đói đến khi lợn kiệt sức nhằm giảm lượng mỡ của lợn sau đó mới tiến hành sơ chế. Ảnh: Cách đây không lâu, trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp với Đội Cảnh sát Giao thông Rạch chiếc đã kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn một xe chở khách đang tuồn gần một tấn thịt heo nái được mông má thành thịt heo rừng vào TP.HCM tiêu thụ. Ảnh: Thanh niên

Để thịt heo tươi rói như vừa mới mổ, họ dùng tiết heo pha hóa chất rồi xoa đều lên thân heo. Ảnh chụp tại cơ sở giết mổ phường Linh Trung- Thủ Đức – TP.HCM. Ảnh:congan.com.vn.

Muốn thịt heo có màu vàng rộm bắt mắt, các thương lái đã dùng “đèn khò” đốt lông sau đó rồi cạo lớp da bên ngoài thế này cho giống với thịt heo rừng. Ảnh: Vnexpress

Thịt heo rừng làm giả công phu hơn do có đặc điểm dễ nhận ra bằng mắt thường là các lỗ chân lông thường có 3 cái chụm vào nhau. Những đối tượng này đã dùng kim ba mũi tự chế như thế này, sau đó hơ nóng kim bằng đèn dầu rồi châm vào da heo. Hoặc công nghiệp hơn, họ dùng máy bắn sợi cước để cấy lông giống thịt lợn rừng. Ảnh: Pháp luật TP.HCM

Như vậy công đoạn sơ chế thịt lợn nhà thành thịt lợn rừng đã hoàn thành. Miếng thịt heo nhà đã biến thành thịt heo rừng thơm ngon và rất bắt mắt. Cứ thế các lái buôn ung dung giao thành phẩm cho nhà hàng hoặc bày bán tại các chợ.

Thực khách không biết rằng, họ bỏ tiền thật để mua thịt heo giả và kém chất lượng.

2. Mùi thịt nai, hồn thịt lợn

Cũng công đoạn chế biến giống thịt heo rừng: tẩm ướp, tẩy rửa, dùng tiết heo pha hóa chất làm cho da cháy sém. Nguồn ảnh:congan.com

Sau khi có nguyên liệu là thịt “nai”, công đoạn tiếp theo để chế biến “khô thú rừng” là ướp vị các loại theo ý muốn. Hóa chất mua ở chợ với giá chỉ vài trăm ngàn đồng/kg, thịt lợn sau khi được tẩm ướp màu rất đẹp và bắt mắt. Ảnh: chào buổi sáng.

Cho thịt heo sấy khô ở nhiệt độ rất cao với mục đích là tạo mùi thơm và độ dai như thật. Dù bạn là người sành ăn nhưng không tinh ý cũng sẽ không phát hiện ra đây là thịt lợn “chính cống” chứ không phải nai rừng như người bán cam kết. Ảnh: thugian.com

3. “Thẩm mỹ” biến chó, thỏ thành cầy hương, cầy vòi
Công nghệ này nổi tiếng ở Chùa Hương. Thỏ được cạo lông, cắt tai, sẽ được thui qua lửa, sau đó các chủ quán moi lấy hàm thỏ, cắt lưỡi, kéo cổ thỏ cho dài và dùng đèn khò thui vàng. Ảnh: vn photo

Từ đây, thỏ sẽ biến thành cầy hương, có thể thuyết phục được nhiều du khách trẩy hội móc ví mua thịt thú rừng giả với giá không hề thấp. Ảnh: Vietnamnet.

Tinh vi hơn là thủ thuật biến thịt chó thành thịt cầy vòi.

Các chủ quán lựa chọn những con chó nặng từ 6-8 kg, sau khi cạo sạch lông, các nhà hàng sẽ lót giẻ lên đầu chó, dùng chầy đập dập xương đầu, khoét xương hàm, cắt lưỡi khiến đầu chó nhở hơn và thon dài, giống y hệt một chú cầy vòi. Ảnh: Đất Việt

Đối với những con thú vẫn còn nguyên lông, nguyên da, bị treo cổ ghi nhãn nai, rừng, hươu… chỉ là những con thú nhồi bông quán treo để câu khách.

Thịt nai, hươu, thực chất là thịt bê, thịt dê. Nguời ta đã lọc hết thịt trên thân, còn lại để nguyên đầu và bộ chân móng guốc, không cạo lông để chào mời. Ảnh:toquoc.vn

Nguồn Giáo Dục VN: http://giaoduc.net.vn/ban-doc/nhin-nhung-hinh-anh-nay-con-ai-dam-an-dac-san-thu-rung/199802.gd