Lãi suất huy động giảm, dòng vốn cá nhân bùng nổ, mua ròng kỷ lục hơn 1.500 tỷ đồng

Nhà đầu tư cá nhân hôm nay mua ròng 1535.9 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh là 1485.4 tỷ đồng....

Ảnh minh họa.

Những thông tin liên quan đến hạ lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại lớn trở thành trợ lực chính kéo thị trường phi lên ngay trong phiên đầu tuần. Chỉ số mở cửa nhúng dưới tham chiếu nhưng ngay sau đó bật lên và giằng co đi ngang để rồi kết phiên tăng 4,63 điểm về vùng giá 1.236 điểm nhưng độ rộng đẹp hơn rất nhiều. Có đến 315 mã tăng giá trên 159 cổ phiếu giảm giá.

Thanh khoản ba sàn vẫn ở mức cao 27.000 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 970,1 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 697,6 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Tài nguyên Cơ bản, Ô tô và phụ tùng. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, CTG, KBC, VNM, CTD, HSG, BID, VIX, EIB, DCM.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Ngân hàng. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MSN, STB, VHM, VCB, E1VFVN30, VPB, VRE, SHB, DXG.

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 1535.9 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 1485.4 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, cá nhân trong nước mua ròng 16/18 ngành, chủ yếu là ngành Ngân hàng. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: NVL, MSN, VIC, VHM, STB, VPB, VCB, HCM, VCI, SHB

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 2/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Ô tô và phụ tùng, Hàng cá nhân & Gia dụng. Top bán ròng có: KBC, BID, CTD, HDC, HSG, PDR, VND, VNM, DCM.

Tự doanh bán ròng 97,6 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 217,5 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 1/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Dịch vụ tài chính, Truyền thông. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm E1VFVN30, VND, VIB, FUEVFVND, DIG, OCB, VRE, POW, DGW, PC1. Top bán ròng là nhóm Tài nguyên Cơ bản. Top cổ phiếu được bán ròng gồm HPG, CTG, VIC, VPB, MWG, NKG, VNM, HDB, MBB, VCB .

Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 486.7 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì nhóm này bán ròng 570.2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 10/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Bất động sản Top bán ròng có NVL, HPG, HCM, VCI, SSI, VIC, ACB, FPT, TCB, VPB. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Bán lẻ. Top mua ròng có VND, MWG, HDC, BID, DGC, PDR, FUEVFVND, E1VFVN30, NKG, MSH.

Giao dịch thỏa thuận sôi động hơn, chủ yếu do nhà đầu tư cá nhân trong nước thực hiện. Top giao dịch thỏa thuận trong phiên là EIB, VIB, DPM, SSB, BVH trong đó nhà đầu tư cá nhân trong nước tham toàn bộ 5 mã, tổ chức trong nước tham gia EIB. Nước ngoài tham gia thỏa thuận BVH, CMG, FUEVFVND, E1VFVN30, PLX, DHA, VNM.

Nhóm cổ phiếu ngành Chứng khoán ghi nhận tỉ trọng giá trị giao dịch của ngành ở mức 19,73% tăng từ mức 13,64% phiên trước, chỉ số ngành tăng 3,12%, tăng mạnh nhất thị trường cho thấy dòng tiền tăng vào nhóm này và chủ động đẩy giá tăng.

Top cổ phiếu giao dịch sôi động nhất phiên ngày hôm nay là VND, SSI, VIX,SHS, VCI, HCM, MBS, ORS, CTS, AGR toàn bộ 10/10 mã tăng giá cho thấy nhóm này có sự đồng thuận cao.

Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs của nhóm Chứng khoán tăng trong ngày hôm nay và ở sát mức cao nhất trong 1 năm, mang giá trị dương cho thấy dòng tiền vào ròng nhóm này trong vòng 1 năm và đang ở mức cao. Chỉ số FMI-Rel của nhóm Chứng khoán tăng trong ngày hôm nay và tiến về vùng cao của 1 năm cho thấy nhóm này giao dịch mạnh hơn thị trường chung.

Nhóm cổ phiếu ngành Ngân hàng ghi nhận tỉ trọng giá trị giao dịch của ngành ở mức 12,21%, giảm từ mức 14,79%, và ở mức thấp nhất trong vòng 10 phiên liên tiếp chỉ số ngành tăng 0,03% cho thấy lực bán ở nhóm này đã giảm mạnh.

Các cổ phiếu giao dịch mạnh nhất là STB, EIB, SHB, VPB, ACB, CTG, TCB, MBB, VCB, TPB trong đó có 6 mã tăng, 2 mã giảm, 2 mã đứng im cho thấy có sự phân hóa trong nhóm này nhưng nghiêng về bên tăng điểm.

Chỉ số dòng tiền tích lũy FMI_Abs của nhóm Ngân hàng giảm trong ngày hôm nay cho thấy áp lực bán giảm. Chỉ số FMI-Rel của nhóm Ngân hàng giảm trong ngày hôm nay và ở dưới mức trung bình 1 năm cho thấy nhóm này giao dịch yếu hơn thị trường chung.

Tỉ trọng giá trị giao dịch của các cổ phiếu trong nhóm VN30 giảm xuống 34,56% trên HOSE. Chỉ số VN30 tăng 0,21%. Dòng tiền tập trung vào các mã HPG, VIC, SSI, STB, MWG, VHM, SHB, VPB, ACB, MSN trong đó 7/10 cổ phiếu tăng điểm, 2 mã giảm cho thấy nhóm này có sự phân hóa nhưng nghiêng về bên tăng điểm.

Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa vừa VNMID tăng lên 48,06% chỉ số VNMID tăng 1,58%. Dòng tiền tập trung vào các mã VND, DIG, VIX, DXG, CII, EIB, PDR, NKG, KBC, VCI trong đó toàn bộ 10 mã tăng điểm, CII tăng trần cho thấy dòng tiền đổ mạnh vào nhóm này và có sự đồng thuận tăng cao.

Tỉ trọng giá trị giao dịch của nhóm vốn hóa nhỏ VNSML giảm xuống 11,02% Chỉ số VNSML tăng 1,19%. Dòng tiền tập trung vào các mã SCR, LCG, HQC, FCN, ORS, KHG, BAF, EVG, HHS, VSC, toàn bộ nhóm này tăng điểm và HHS tăng trần cho thấy có sự đồng thuận cao.

Thu Minh

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/lai-suat-huy-dong-giam-dong-von-ca-nhan-bung-no-mua-rong-ky-luc-hon-1-500-ty-dong.htm