Dân kỹ thuật sở hữu những 'lợi thế vàng' để chuyển ngành sang IT nhanh chóng

Ngành Công nghệ thông tin lên ngôi và thu hút nhiều dân trái ngành, đặc biệt là dân kỹ thuật nhảy vào vì có nhiều 'điểm tương đồng'. Dân kỹ thuật có thể tận dụng những lợi thế sẵn có để chuyển ngành nhanh chóng.

Xu hướng chuyển ngành sang Lập trình của dân Kỹ thuật (Cơ khí, Điện tử, Ôtô, Nông nghiệp…) ngày càng phổ biến

Học đến năm 4 đại học ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô và trải qua kỳ thực tập đầu tiên, Dương Việt Anh (SN 1995) - Cựu sinh viên ĐH Bách Khoa Hà Nội - nhận ra bản thân không hứng thú với đặc thù công việc phải tiếp xúc nhiều với dầu mỡ tại công xưởng của ngành học hiện tại.

Trong khi đó, Phạm Hữu Dương (SN 1996) là cử nhân ĐH Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã đi làm đúng chuyên ngành với vị trí là Kỹ sư cây trồng trong khoảng 1 năm, cũng dần thấy mệt mỏi với đặc thù công việc phải đi lại nhiều, ở ngoài trời lâu.

Từ đây, 2 chàng trai nhen nhóm ý định chuyển ngành sang lập trình để tìm kiếm “sự nghiệp mới” phù hợp với bản thân hơn. Chỉ sau 1 năm học lập trình thực chiến, giờ đây, Việt Anh đã là lập trình viên cốt cán cho Pentalog - Công ty phần mềm của Pháp, còn Hữu Dương cũng nằm trong đội ngũ lập trình viên tài năng tại Sateraito - một doanh nghiệp của Nhật Bản là đối tác của Google.

Hữu Dương (hàng đầu từ phải sang) đã chuyển ngành thành công sau 1 năm học lập trình tại Aptech cơ sở 285 Đội Cấn, tiếp tục học thêm 1,5 năm để cập nhật các công nghệ mới và nhận bằng Lập trình viên quốc tế của Tập đoàn Aptech toàn cầu.

“Cú quay xe” của Việt Anh và Hữu Dương là những trường hợp khá phổ biến trong thời đại CNTT chiếm giữ tiềm năng vượt trội về mức lương và cơ hội nghề nghiệp như hiện nay. Theo Hệ thống đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech - đơn vị với hơn 20 năm đào tạo lập trình thực chiến tại Việt Nam, tỉ lệ sinh viên/người đi làm thuộc các ngành Cơ khí, Điện tử, Nông nghiệp, Công trình, Hóa Dược…chuyển sang học Lập trình tại Aptech tăng khoảng 30% trong các năm gần đây.

Theo thống kê của TopCV - trang web tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam, trong số các ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật, có khoảng 20% đã chuyển sang làm lập trình viên.

3 “lợi thế vàng” của dân kỹ thuật khi chuyển sang lập trình

Dân kỹ thuật có học thêm kiến thức CNTT là “mỏ vàng” mà nhiều doanh nghiệp khai thác để tìm kiếm nhân sự.

Ông Vũ Thành Nam - Giám đốc Công ty TNHH Phần mềm HICAS - cho biết “Khi tuyển dụng nhân sự IT, chúng tôi đánh giá cao những ứng viên dù là trái ngành CNTT nhưng có thái độ, kiến thức và kỹ năng tốt, đặc biệt là ứng viên có xuất phát điểm thuộc khối kỹ thuật. Bởi những ứng viên này thường có 3 điểm mạnh để học lập trình tốt: tư duy logic, kinh nghiệm tiếp thu kiến thức kỹ thuật và thái độ học hỏi khiêm tốn.”

“CNTT là dùng Công nghệ để xử lý Thông tin (thông tin ở đây chính là các chuyên ngành như Cơ khí, Xây dựng, Dệt may, Mỏ...). Tiềm năng của ngành trong tương lai phải là CNTT + lĩnh vực/ngành nghề cụ thể có thể áp dụng CNTT. Vì vậy những người có kiến thức chuyên ngành khác sẽ học được CNTT.” – Ông Nam nói.

Nắm rõ xu hướng tuyển dụng giúp dân trái ngành tận dụng thế mạnh để chuyển ngành nhanh chóng. (Buổi kết nối việc làm giữa doanh nghiệp và học viên Aptech).

Việt Anh và Hữu Dương thừa nhận rằng, lợi thế về toán tư duy logic và kinh nghiệm tiếp thu kiến thức kỹ thuật giúp bản thân dễ tiếp cận với các công nghệ/ngôn ngữ lập trình, hiểu các thuật ngữ chuyên ngành nhanh hơn, có khả năng đưa ra những giải pháp tối ưu trong quá trình phát triển phần mềm và cũng dễ “yêu” lập trình hơn.

Người trái ngành thường có thái độ học hỏi khiêm tốn vì họ ý thức cao được rằng bản thân đã bỏ lỡ nhiều thời gian ở ngành nghề không phù hợp và muốn bắt đầu sự nghiệp mới nhanh và cẩn trọng. Trên thực tế, nhiều chuyên gia nhận định rằng yếu tố thái độ quyết định tới 70% sự thành công của một nhân sự trong công việc.

Học thế nào để chuyển ngành nhanh nhất?

Theo các chuyên gia, có 3 yếu tố khách quan chính mà người chuyển ngành phải lưu ý để có thể đi làm được sau 6-12 tháng học lập trình: lộ trình học tối ưu, sự hỗ trợ của người hướng dẫn và kinh nghiệm làm dự án thực tế.

Thứ nhất, lộ trình học tối ưu giúp người chuyển ngành đi đúng hướng và nhanh chóng xóa bỏ tâm lý hoang mang ngay từ bước đầu. Lộ trình này phải cung cấp kiến thức vững chắc về lập trình cơ bản, đào tạo những công nghệ doanh nghiệp cần nhất và cách áp dụng chúng vào thực tế.

Thứ hai, sự giúp đỡ của những tiền bối vừa có kiến thức chuyên môn vừa có kinh nghiệm làm việc thực tế giúp người học tránh được những sai lầm thường gặp, định hướng cho các “tay mơ” cách chọn ngôn ngữ lập trình, tài liệu tham khảo phù hợp giữa rừng kiến thức rộng lớn.

Việt Anh cho biết nhờ có sự hỗ trợ từ các giảng viên có kinh nghiệm thực chiến mà cậu đã hiểu rõ những kiến thức khó thông qua các ví dụ thực tế và biết được những “câu chuyện thật” trong ngành.

Các buổi hướng dẫn làm dự án thực tế từ giảng viên giúp người học sớm “biết việc” và mở rộng mối quan hệ chuyên môn để tìm kiếm cơ hội việc làm tốt. (Ảnh: Aptech cơ sở 54 Lê Thanh Nghị).

Thứ ba, kinh nghiệm làm dự án là “bằng chứng sát thực” thể hiện năng lực làm việc của ứng viên. Khảo sát mới đây của Topdev cũng cho thấy hơn 80% các công ty ưu tiên tuyển các lập trình viên có kinh nghiệm. Chỉ bằng cách làm dự án thực tế, người học mới hiểu rõ cách áp dụng các công nghệ, cách xử lý những vấn đề phát sinh và nhanh chóng làm được việc tại doanh nghiệp.

“Khi làm dự án thực tế, mình được trải nghiệm các kỹ năng cần thiết để thực hiện một dự án từ đầu đến cuối, bao gồm lập kế hoạch, thiết kế, phát triển, kiểm thử và triển khai. Nhờ đó mà mình đã tự tin hơn hẳn khi phỏng vấn và làm việc tại doanh nghiệp dù là dân trái ngành.” - Hữu Dương nói.

Trên thực tế, không chỉ dân trái ngành thuộc các khối kỹ thuật mới có thể chuyển ngành sang lập trình nhanh. Chỉ cần quyết tâm và học đúng thứ doanh nghiệp cần (gắn hyperlink https://aptechvietnam.com.vn/), thì ngành CNTT chính là “miền đất hứa” cho các bạn trẻ mong muốn chuyển nghề, đổi đời.

P.V

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/dan-ky-thuat-so-huu-nhung-loi-the-vang-de-chuyen-nganh-sang-it-nhanh-chong-post1527822.tpo