Cuốn sách hay dành cho ba mẹ, mở trang nào cũng thấy giống con mình

Mình không phải người mẹ hoàn hảo, mình chỉ là một bà mẹ 'đủ tốt' thôi và cố gắng mang đến những điều tốt hơn cho cuộc sống của con!

Từ ngày có con, mình đã chăm chỉ hơn rất nhiều. Mình dành thời gian đọc lần lượt từng cuốn sách về chăm sóc, dạy dỗ con cái. Mình thừa nhận bản thân đã thay đổi rất nhiều nhờ có sách, nếu không biết đến những kiến thức nuôi con hiện đại, có lẽ mình đã mắc quá nhiều sai lầm trên hành trình dạy con.

Các mẹ đều hiểu rằng nuôi con không dễ. Những đứa trẻ là từng cá tình riêng biệt, con thể hiện quan điểm và suy nghĩ của riêng con. Là mẹ, mình luôn lo lắng, thậm chí từng hoài nghi liệu mình đã dạy con đúng, đã thực sự hiểu con hay chưa mỗi lúc bé chưa ngoan, cãi lại mẹ.

Những lúc cảm thấy bế tắc trên hành trình nuôi con, mình tìm đến sách. Mình biết những cuốn sách sẽ có tác dụng chữa lành, để mình bình tâm hơn, hiểu con và kết nối với con được tốt hơn.

Suy nghĩ của con chẳng hề giống những gì bố mẹ đoán

Như hôm qua, chỉ trong tích tắc nữa, mình đã suýt đánh con khi bé cãi "Con không muốn dọn đồ chơi đâu" dù mẹ đã giải thích nhiều lần. Trong lúc tâm trạng rối bời, mình đã không kiên nhẫn mà định cầm roi ra đánh con. Thế nhưng may mắn kìm lại, mình chạy vào trong phòng và nghĩ không hiểu mình đã sai ở bước nào. Tình cờ sau đó được một người bạn giới thiệu, mình đọc được trang sách trong quyển "What's my child thinking - Tâm lý học trẻ em thực hành cho ba mẹ (bé từ 2-7 tuổi)" như chính tình huống ngoài đời.

CON NÓI: Con không muốn dọn đồ chơi.

CHA MẸ CÓ THỂ NGHĨ: Con liên tục bày bừa nhưng mình lại là người phải dọn. Thật quá mệt. Con không quan tâm đến đồ chơi sao?

CON ĐANG NGHĨ GÌ? "Mình không muốn đồ chơi của mình biến mất. Và có quá nhiều đồ chơi trên sàn, mình không biết nên bắt đầu dọn từ đâu".

Con bạn có thể cảm thấy bé đang bị buộc phải chia tay với thế giới mà bé vừa mới tạo ra, phải cất tất cả những món đồ đó là một nhiệm vụ khó khăn.

CHA MẸ NÊN PHẢN ỨNG NHƯ THẾ NÀO?

Ngay lúc đó…

1. Dọn cùng bé. Đối với trẻ ở độ tuổi này, việc một mình dọn dẹp tất cả đồ chơi sẽ khiến bé cảm thấy quá sức. Vì vậy, hãy nói rõ bạn và bé sẽ làm cùng nhau.

2. Hướng dẫn cụ thể cho bé. Thay vì chỉ nói "dọn đồ chơi đi con", hãy hướng dẫn cụ thể như: "Đặt tất cả các em khủng long vào hộp của chúng nhé" hoặc yêu cầu bé nhặt hết các cây bút sáp màu xanh trong khi bạn nhặt những cây bút màu đỏ.

3. Biến nhiệm vụ dọn đồ chơi trở thành một phần của cuộc vui. Hãy sáng tác một bài hát về dọn dẹp đặc biệt hoặc chọn một danh sách nhạc có tiết tấu sôi động như một bản nhăc đệm đầy năng lượng.

Về lâu dài…

1. Cho trẻ thấy lợi ích của việc dọn đồ chơi. Trẻ em ở độ tuổi này cảm thấy phân vân giữa làm theo ý mình và muốn giúp đỡ người lớn.

2. Rèn thói quen dọn đồ chơi. Quy định thời điểm dọn đồ chơi trong ngày – có lẽ là ngày trước bữa tối – để tạo cho trẻ thói quen tốt.

Mình không phải người mẹ hoàn hảo, mình chỉ là một bà mẹ "đủ tốt" thôi

Hóa ra sau mỗi tình huống con cãi bướng, không nghe lời mẹ đều là một lý do nào đó. Trẻ em rất nhanh quên, có thể mắng con khiến bé sợ lúc này nhưng lại không làm bé nhớ. Thậm chí, ngược lại con còn cảm thấy tổn thương, chỉ nhớ được rằng bố mẹ đã mắng mình và mình rất buồn.

Đây chỉ là một trong 100 vấn đề mình đã học được từ cuốn sách. mình rất biết ơn những tác giả/ dịch giả đã giúp mình học được rất nhiều trong lần đầu làm mẹ này.

Không chỉ riêng mình, rất nhiều bà mẹ ngoài kia có con bước vào khủng hoảng tuổi lên 2 đều hết sức đau đầu khi gặp phải tình huống oái oăm. Dù đã rất kiên nhẫn nhưng mọi khoảnh khắc khủng hoảng thực sự quá căng thẳng. Thế nhưng nhờ đọc sách, các mẹ sẽ hiểu rằng thật tệ biết bao vì lẽ ra lúc đó mình cần phải giúp con chứ không phải là trách phạt và nhiếc mắng!

"Mẹ ơi, con đang cần mẹ giúp" - được thể hiện qua việc tức giận, khóc lóc, đập đồ, đánh trả, ăn vạ... tất cả những thứ mà chúng ta cho đó là con đang phá phách và láo lếu! Và cái mà chúng ta phản ứng vào lúc ấy, là quát tháo và mất bình tĩnh với con!

Khi bạn giúp con bằng việc quát nạn con để hi vọng con sẽ im và nghe lời, và nếu cứ làm như vậy mãi, bạn chỉ càng kích thích hệ thống "chống trả hay chạy trốn" ở phần Hạch Hạnh Nhân ở não - khu vực tập trung no-ron thần kinh nhận biết nguy hiểm của con, tệ hơn là khiến con bùng nổ cảm xúc, sức khỏe cảm súc yếu, khó giải quyết các vấn đề trong tương lai.

Nhưng điều này cũng không có nghĩa là bạn sẽ để con thích làm gì thì làm và chiều con vô điều kiện. Chúng ta chỉ cố gắng tạo ra sự kết nối để hiểu con và trấn an con, bởi bộ não nguyên thủy của con không thể nghĩ tới những lý lẽ mà bạn đang nói vào cái lúc ấy đâu! Thế nên con mới cần bạn giúp!

Nếu bạn có chút thời gian rảnh, 10p mỗi ngày thôi, bạn có thể đọc thêm cuốn "What's my child thinking - Tâm lý học trẻ em thực hành cho ba mẹ (bé từ 2-7 tuổi)". Nếu không nhờ cuốn sách này, có thể mình lại sai trong việc giúp con cân bằng và kết nối với con.

Mình mong các bà mẹ sẽ không phải đối mặt với cảm giác hối hận sau khi đánh con chỉ vì không kìm chế được cảm xúc. Chúng ta không cố gắng trở thành người mẹ hoàn hảo nhưng nhất định phải cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất của mình, mẹ hạnh phúc mới đem lại nguồn năng lượng tích cực và sự hạnh phúc đến cho con được.

Thông tin sách cho bố mẹ tham khảo:

- Hình thức: Bìa mềm.

- Phát hành: Thái Hà Books.

- Xuất bản: NXB Công Thương.

- Tác giả: Tanith Carey, Angharad Rudkin.

- Dịch giả: Mẹ Ong Bông.

- Kích thước: 19.5×23.3cm.

- Khối lượng: 350g.

- Số trang: 256.

- Giá bán: 230k/cuốn.

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/cuon-sach-hay-danh-cho-ba-me-mo-trang-nao-cung-thay-giong-con-minh-20230508164815346.htm