Báo chí trong 'thế giới phẳng'

Trong bối cảnh cạnh tranh mới, báo chí Việt Nam vừa phải phát huy vai trò dẫn dắt, định hướng dư luận vừa phải chạy đua về tốc độ thông tin với mạng xã hội.Trao đổi với DĐDN, PGS.TS. Nhà báo Nguyễn Hồng Vinh - nguyên Ủy ban Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ: Báo chí Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là báo in nhưng con đường nào cũng vậy, không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Để tồn tại và phát triển cần tìm ra mô hình hoạt động phù hợp 'đi' bằng hai chân trên cơ sở tòa soạn hội tụ.- Thưa ông, mạng xã hội đang phát triển rất mạnh mẽ mang đến nhiều nguồn thông tin cho bạn đọc đang khiến báo chí vất vả hơn trong cạnh tranh?Nhìn lại 98 năm qua, có thể thấy, báo chí Cách mạng Việt Nam đã đi được những chặng đường rất vẻ vang, nhất là từ năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, trong đó có sự đóng góp tích cực của các cơ quan báo chí. Chúng ta đang có hơn 800 cơ quan báo chí cùng hàng vạn cán bộ, phóng viên, biên tập viên và những người làm việc gián tiếp trong cơ quan báo chí được đào tạo bài bản, có trình độ, có khả năng tiếp thu công nghệ làm báo hiện đại của thế giới rất nhanh, đặc biệt là báo điện tử. Trong 'thế giới phẳng' hiện nay, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ, vì vậy, trên mặt trận báo chí, các cơ quan báo chí và những người làm báo hết sức vất vả.Tôi khâm phục các cơ quan báo chí và những người làm báo khi vừa phải cạnh tranh với mạng xã hội để thông tin nhanh vừa phải thu hút được quảng cáo, vừa đảm bảo tôn chỉ, mục đích, đặc biệt là phải dẫn dắt, định hướng dư luận, phải đưa được hơi thở của cuộc sống, tiếng nói của các tầng lớp trong xã hội vào mỗi bài viết. Dù rằng đôi lúc, đôi khi có một số cơ quan báo chí sa đà chạy đua thông tin mà coi nhẹ việc định hướng dư luận mà các cơ quan chức năng đã phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra.Tôi cũng chia sẻ với khó khăn ch

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Ảnh: NAĐS

- Cụ thể, cơ hội để vượt qua khó khăn cho báo chí, nhất là báo in trong thời điểm này là gì, thưa ông?

Tôi cho rằng, báo giấy vẫn tồn tại. Người dân không chỉ cập nhật tin tức trên mạng xã hội, trên báo điện tử và các phương tiện truyền thông đa phương tiện khác mà còn có nhu cầu tìm hiểu các nguồn tư liệu từ những bài phân tích sâu, có tính thuyết phục cao. Những bài báo có tính chất nghiên cứu, chuyên luận, phân tích chuyên sâu nhiều chiều chỉ có báo giấy mới có khả năng cung cấp, đáp ứng được. Vì vậy, báo giấy có thể xem là tài liệu để người đọc nghiên cứu, nghiền ngẫm. Trong khi đó, báo điện tử, mạng xã hội hay radio, truyền hình vốn có thế mạnh về thông tin thời sự, nóng... chứ không thể tìm được những bài nghiên cứu chuyên sâu.

Trong bối cảnh cạnh tranh mới, báo giấy muốn tồn tại phải từng bước nhường việc truyền tải thông tin thời sự, cập nhật tình hình kinh tế, xã hội cho các phương tiện truyền thông khác. Thay vào đó nên tăng cường những bài phân tích, bình luận hay phỏng vấn các chuyên gia, phân tích các số liệu, dữ liệu, sự kiện. “Đi” bằng hai chân trên cơ sở tòa soạn hội tụ, tôi cho rằng báo giấy vẫn tồn tại cùng với xã hội và con người. Chia sẻ với những khó khăn của ấn phẩm in nhưng tôi không hề bi quan về tương lai của báo giấy là bởi vậy.

- Trong cạnh tranh với mạng xã hội, ngoài tốc độ thông tin, các cơ quan báo chí cũng đang sụt giảm nguồn thu. Vậy các cơ quan báo chí cần phải giải quyết bài toán về nguồn thu thế nào, thưa ông?

Thực tiễn bao giờ cũng có 2 mặt. Nói về tốc độ phát triển, báo chí Việt Nam nằm trong nhóm tiên phong của báo chí ở khu vực ASEAN. Có thể nói, kỹ năng tác nghiệp của báo chí Việt Nam với đội ngũ những người làm báo thông minh, ham học hỏi, sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, báo chí Việt Nam chưa bao giờ lạc hậu với báo chí khu vực và thế giới. Minh chứng là nhiều hãng thông tấn thế giới, những tờ báo hàng đầu thế giới đã trích dẫn lại báo chí Việt Nam.

Thế nhưng, cũng phải nhìn nhận trong giai đoạn hiện nay, chúng ta chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của báo chí Cách mạng Việt Nam. Một mặt, đại dịch COVID-19 cùng những khó khăn tài chính do tác động của kinh tế trong và ngoài nước tạo thêm những áp lực, thách thức cho kinh tế báo chí. Mặt khác cần nhìn nhận ở góc độ cơ chế, chính sách do chúng ta tạo ra. Mỗi đơn vị báo chí đều có cơ quan chủ quản, hoạt động theo Luật Báo chí.

Tôi cho rằng, các cơ quan báo chí cần chủ động chia sẻ, trao đổi khó khăn, trình bày phương án cơ chế, chính sách tự chủ với lãnh đạo cơ quan chủ quản trước hết là để hiểu, sau đó là chia sẻ khó khăn và tìm giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ như cơ chế đặt hàng. Sự phối hợp giữa cấp dưới và cấp trên, giữa cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí, giữa ban biên tập và đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần chia sẻ và cảm thông. Báo chí tự chủ trong hoạt động, trong tài chính nhưng không đồng nghĩa với việc cơ quan chủ quản buông lỏng, phó mặc.

- Xin cảm ơn ông!

Theo diendandoanhnghiep.vn

Nguồn Ấp Bắc: http://baoapbac.vn/phong-van-doi-thoai/202306/bao-chi-trong-the-gioi-phang-982995/