7 thói quen uống nước cần tránh khi tập thể thao

Đối với người tập luyện thể thao, uống nước không đúng cách có thể ảnh hưởng tới hiệu quả vận động, gây ra tình trạng rối loạn thân nhiệt, chuột rút, choáng váng…

Uống nước ngay trước khi tập luyện: Dạ dày chỉ có khả năng hấp thụ 750 ml nước/giờ, uống ngay khi bắt đầu tập thể thao sẽ khiến nước không đủ thời gian ngấm đều đến các cơ quan và hỗ trợ quá trình vận động. Đồng thời, giữ lượng nước lớn trong dạ dày, cơ thể dễ nôn nao khó thở và cản trở các chuyển động mạnh. Theo khuyến nghị của Hội đồng Thể dục Hoa Kỳ, mỗi người nên uống khoảng 500-600 ml nước trước khi tập luyện ít nhất 2-3 giờ, sau đó bổ sung thêm 250-350 ml trước lúc bắt đầu 20-30 phút.

Sử dụng thức uống năng lượng: Thành phần chính của thức uống năng lượng là đường glucose, sản sinh lượng lớn calo, làm giảm hiệu quả tập luyện và tăng tích tụ mỡ thừa. Vì thế, người tập nên sử dụng nước khoáng kiềm thiên nhiên (pH 7,5-8,5) để bù nước, bù khoáng mà không dung nạp thêm calo. Hiện có nhiều loại nước uống kiềm nhưng chỉ có nước khoáng kiềm thiên nhiên là trải qua quá trình thẩm thấu qua nhiều tầng địa chất trong thời gian dài đến hàng trăm năm. Các khoáng chất thiết yếu trong nguồn nước này như natri, canxi, kali, magie, bicarbonate được tích tụ tự nhiên, hỗ trợ cho cơ thể cân bằng và dẻo dai.

Chỉ uống nước khi khát: Nhiều người cho rằng, trong quá trình tập luyện, chỉ khi khát cơ thể mới thật sự thiếu nước và cần bổ sung. Đây là quan niệm sai lầm, vì khi khát là cơ thể đã hao hụt lượng lớn nước. Thiếu 5% nước, hiệu quả tập giảm đến 30%. Khi tình trạng này kéo dài liên tục, não bộ sẽ nhận tín hiệu về mối đe dọa đến sự sống, cơ thể sẽ bắt đầu phản ứng bằng cách lưu trữ nước, dẫn đến sưng tay và chân.

Uống nước quá nhiều hoặc quá ít: Mỗi giờ tập luyện, cơ thể chỉ cần bổ sung 950 ml nước, vượt quá mức này có thể khiến thận quá tải. Đồng thời, lượng nước thừa có thể làm loãng máu, giảm lượng natri dẫn đến rối loạn ý thức, gây buồn nôn, co quắp cơ bắp... Trong khi đó, uống quá ít nước sẽ có nguy cơ rối loạn thân nhiệt, dễ chuột rút và nghiêm trọng hơn là kiệt sức.

Uống một lúc một lượng lớn: Trong quá trình vận động, người tập không nên vì quá khát mà uống một lượng nước lớn cùng lúc. Điều này dễ khiến cơ thể bị sốc, nhanh mệt mỏi, một số trường hợp không cẩn thận có thể bị sặc nước, làm gián đoạn quá trình tập luyện. Trong một giờ tập luyện, mỗi người cần bổ sung đủ 1 lít nước, phân bổ khoảng 200 ml sau mỗi 20 phút, uống từ từ thành từng ngụm. Nước được bù đắp đều và đầy đủ sẽ làm mát cơ bắp, tăng hiệu quả đốt mỡ và tăng cơ.

Uống nước đá, nước quá lạnh: Trong quá trình tập luyện, thân nhiệt cơ thể tăng lên, do đó uống nước đá dễ gây sốc cho hệ tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Bên cạnh đó, nhiệt độ thay đổi đột ngột có thể tác động xấu đến nhịp độ của hệ thống tim mạch.

Quên uống nước khi buổi tập kết thúc: Kết thúc buổi tập luyện với cường độ cao, cơ thể sẽ mất đi một lượng lớn nước, nếu không kịp bù đắp sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, tích tụ độc tố... Cứ mỗi 0,5 kg trọng lượng cơ thể giảm được sau quá trình tập luyện, người tập cần bổ sung khoảng 500 ml nước. Điều này sẽ mang đến nhiều lợi ích như điều chỉnh nhiệt độ cơ thể để cân bằng quá trình chuyển hóa; bôi trơn giúp cơ bắp co giãn và ngăn ngừa chuột rút; hỗ trợ gan thận đốt cháy chất béo, thải bỏ độc tố, tăng cường hiệu quả giảm cân…

Giang Hoàng Lam - Ngân Bình

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/7-thoi-quen-uong-nuoc-can-tranh-khi-tap-the-thao-post1162369.html