5 xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ 4 đầu tiên trên thế giới (P1)

Nga, Đức và Mỹ đang là những quốc gia sở hữu những chiếc xe tăng thế hệ 4 mạnh nhất, nhưng những quốc gia đi đầu trong việc chế tạo thế hệ xe tăng mới này, lại không nằm trong danh sách trên.

Loại xe tăng chủ lực thế hệ 4 đầu tiên là Antay của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2007, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một thỏa thuận với công ty Otokar của nước này, để chế tạo MBT Altay. Loại xe tăng mới này nhằm thay thế xe tăng Leopards của Đức và M60 của Mỹ hiện đang biên chế trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ; tương lai hướng tới thị trường xuất khẩu.

Khi Ankara chế tạo xe tăng thế hệ mới, công nghệ của nước ngoài đã được sử dụng tối đa, hơn 60% công nghệ được vay mượn từ nước ngoài (Đức và Hàn Quốc). Sau khi trưng bày “Altay” tại triển lãm, nhiều người đã nhận thấy sự giống nhau của xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ với MBT K2 Black Panther của Hàn Quốc.

Khối lượng của xe tăng Altay là 60 tấn; về vũ khí, Altay trang bị pháo nòng trơn MKEK120 120mm, được lắp ráp theo giấy phép của Hyundai Rotem (Hàn Quốc). Tầm bắn của pháo là 3 km; ngoài ra, một mô-đun điều khiển từ xa với súng máy 12,7mm được lắp trên tháp pháo.

Việc sản xuất hàng loạt Altay đã bắt đầu và đơn đặt hàng 250 chiếc đã được nhận. Nhìn chung, theo ý kiến của các chuyên gia, mặc dù Altay trông khá ấn tượng, nhưng nó lại thua tính năng T-90A của Nga và Leopard-2 của Đức. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cần thời gian để tích lũy kinh nghiệm trong việc chế tạo xe tăng.

Loại MBT thế hệ 4 thứ hai là Type 10 của Nhật Bản, với giá thành khoảng 6,5 triệu USD/chiếc. Type 10 do công ty công nghiệp nặng Mitsubishi phát triển từ đầu những năm 2000, ra mắt lần đầu vào năm 2008. Type-10 sẽ thay thế Type-74 đã lạc hậu và bổ sung cho đội xe tăng Type-90.

Để nâng cao khả năng cơ động, nên Type-10 có hình dáng nhỏ bé, khối lượng chỉ 44 tấn; với lớp giáp bảo vệ bổ sung, khối lượng cũng chỉ 48 tấn, và ở phiên bản nhẹ nhất chỉ 40 tấn (khối lượng của T-90A Nga là 46,5 tấn). Hệ thống treo khí nén, cho phép xe thay đổi chiều cao của xe, cho phép xe bắn ở các góc tà lớn.

Về vũ khí, Type 10 được trang bị pháo nòng trơn 120mm JSW120 ổn định 2 mặt phẳng. Việc nạp đạn, được thực hiện bằng máy nạp tự động kiểu băng tải (AZ), đặt ở hốc sau của tháp pháo. Cơ số đạn là 28 viên, xe cũng có súng máy hạng nặng trên nóc xe, được điều khiển từ xa.

Hệ thống điều khiển hỏa lực của xe tăng Type 10 được tự động hóa rất cao, nhờ được trang bị thiết bị điện tử tốt. Xe có hệ thống quan sát toàn cảnh, giúp tìm kiếm mục tiêu trên chiến trường dễ dàng hơn. Nhờ hệ thống máy tính hiện đại, pháo có thể bắn trúng mục tiêu, có kích thước bằng một quả bóng đá.

Thông thường các thiết kế MBT thường trang bị giáp dày ở bán cầu trước, nhưng Type-10 lại bố trí toàn diện, do sử dụng giáp mô-đun gốm (composite). Do đó, dù có khối lượng tương đối nhỏ, các tấm giáp bên hông, có thể bảo vệ xe khỏi các loại xuyên giáp lên tới 500-600 mm.

Vì xe tăng Type-10 có khả năng bảo vệ toàn diện, nên giáp trước của nó sẽ phải yếu hơn so với các xe tăng hiện đại của NATO hoặc Nga, nhưng giáp bên lại mạnh hơn đáng kể. Type-10 của Nhật Bản, rất khó so sánh với các đối tác hiện đại của các nước khác, vì sử dụng của nó rất khác biệt.

Bản thân Type-10 được phát triển và chế tạo để sử dụng trên lãnh thổ Nhật Bản, đó là lý do tại sao nó có kích thước và trọng lượng nhỏ. Ngoài ra, tính bí mật cao, nên không thể so sánh đầy đủ với các loại MBT khác, vì không biết chính xác các đặc điểm, hay các công nghệ cao của Type-10; nhưng không vì thế mà có thể đánh giá thấp Type 10.

Đại diện MBT thứ 4 đến từ Pháp, đó là Leclerc XLR Scorpion; đây là phiên bản nâng cấp của xe tăng chiến đấu chủ lực Leclerc. Phương án nâng cấp này do công ty Nexter Systems của Pháp phát triển và sản xuất theo đơn đặt hàng của Quân đội Pháp. Việc hiện đại hóa xe tăng chiến đấu chủ lực của Pháp được thực hiện như một phần của chương trình quân sự SCORPION.

Phương án một, hiện đại hóa xe tăng AMX-56 Leclerc bao gồm, bổ sung các tấm giáp ở hai bên thân xe; thay phần mềm điều khiển tiên tiến; một hệ thống kiểm soát nhiệt độ được thiết kế, để hoạt động ở cả vùng lạnh và vùng nóng.

Phương án hai, hiện đại hóa xe tăng AMX-56 gồm, nâng cấp giáp thụ động mặt trước và mặt bên của tháp pháo; kính ngắm mới cho chỉ huy và xạ thủ, nhằm nâng cao khả năng phát hiện mục tiêu trong hầu hết mọi điều kiện thời tiết; hệ thống quản lý chiến đấu mới.

Các loại vũ khí sẽ không bị ảnh hưởng bởi việc nâng cấp, vì vậy Leclerc Scorpion nâng cấp vẫn sử dụng pháo tự động 120mm tiêu chuẩn. Đạn chính sẽ là đạn xuyên giáp thoát vỏ APFSDS và đạn đạn nổ phá HEAT. Vũ khí phụ bao gồm súng máy 12,7 mm và 7,62 mm.

Leclerc Scorpion được trang bị hệ thống quản lý chiến đấu mới, không chỉ đơn giản hóa công việc của kíp xe, bằng cách kết hợp tất cả các thiết bị trong xe thành một mạng lưới; mà còn bao gồm tất cả các phương tiện bọc thép, trong một nhóm tác chiến duy nhất.

Điều thú vị là quá trình hiện đại hóa Leclerc Scorpion chỉ liên quan đến thiết bị điện tử và hệ thống bảo vệ. Các mẫu pháo 130 và 140 mm mới của công ty Đức Rheinmetall, chưa bao giờ được lắp đặt đại trà trên Leclerc Scorpion. Khối lượng của Leclerc Scorpion sẽ tăng lên một chút và lên tới 57 tấn. Nguồn ảnh: Pinterest. (Còn nữa)

Xe tăng Leclerc chủ lực của quân đội Pháp - loại xe tăng chủ lực thế hệ 4 hiếm hoi có khả năng chạy tiến, lùi với tốc độ nhanh ngang nhau. Nguồn: TV5Monde.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/5-xe-tang-chien-dau-chu-luc-the-he-4-dau-tien-tren-the-gioi-p1-1529513.html