ĐBQH TRẦN THỊ THU ĐÔNG: ĐỀ NGHỊ QUY ĐỊNH PHÙ HỢP GIỮA TỶ LỆ QUỸ ĐẤT GIAO THÔNG ĐÔ THỊ SO VỚI ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

Dự án Luật Đường bộ được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Góp ý hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Trần Thị Thu Đông – Đoàn ĐQBH tỉnh Bạc Liêu tán thành sự cần thiết, đồng thời đề nghị nên quy định tỉ lệ quỹ đất giao thông đô thị so với đất xây dựng đô thị như thông thường không nên để khu vực này có tỷ lệ thấp hơn.

Dự thảo Luật Đường bộ: Quy định bao quát hơn với các hành vi bị nghiêm cấm

Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ Sáu, sáng nay, 24.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật Đường bộ.

ĐBQH TẠ ĐÌNH THI: LÀM RÕ CHỨC NĂNG, THẨM QUYỀN CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRONG QUẢN LÝ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐÔ THỊ, ĐƯỜNG ĐÔ THỊ

Đóng góp vào việc hoàn thiện dự án Luật Đường bộ, đại biểu Tạ Đình Thi- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội đề nghị làm rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông đô thị, đường đô thị...

ĐBQH LƯU BÁ MẠC: CẦN RÕ NỘI HÀM KHÁI NIỆM VỀ ''HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÓ TRÍ TUỆ''

Góp ý dự thảo Luật Đường bộ, đại biểu Lưu Bá Mạc – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn đề nghị cân nhắc làm rõ nội hàm khái niệm của cụm từ 'Hệ thống giao thông có trí tuệ' bởi cụm từ này còn trừu tượng, chưa thực sự rõ nghĩa, khi triển khai cụ thể hóa trong thực tiễn sau này dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau.

Ủy ban Quốc phòng An ninh: Có thể thu trùng các loại phí liên quan đến đường bộ

Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội đề nghị đánh giá kỹ sự cần thiết, tính khả khi quy định thu phí với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác, tránh thu trùng các loại phí liên quan đến đường bộ...

Chú trọng các biện pháp quản lý người lái xe sau sát hạch

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các ĐBQH TP. Hà Nội cho rằng, dự án Luật sửa đổi cần chú trọng các biện pháp quản lý người lái xe sau sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Đánh giá tác động những chính sách mới để bảo đảm khả thi

Thảo luận tại tổ sáng nay, 10.11, ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, An Giang, Gia Lai (Tổ 17) đã bày tỏ nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần đánh giá tác động của những chính sách mới để bảo đảm tính khả thi sau khi ban hành.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Tiền Giang thảo luận một số dự án luật quan trọng

Ngày 10-11, tiếp tục ngày làm việc thứ 15, cũng là ngày làm việc cuối cùng của đợt 1, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV thảo luận về một số dự án luật quan trọng, trong đó có Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật Lưu trữ (sửa đổi) và Luật Thủ đô (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Tiền Giang tiếp tục tham gia đóng góp nhiều ý kiến.

Xây dựng các trung tâm quản lý, chỉ huy giao thông tránh chồng chéo, lãng phí

Tiếp tục chương trình của Kỳ họp thứ 6, sáng 10/11, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đường bộ.

Các trạm dừng nghỉ, bến xe sẽ phải có hệ thống sạc cho xe điện?

Tại dự án Luật Đường bộ (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đã đề xuất bổ sung quy định trạm dừng nghỉ, bến xe phải có hệ thống sạc điện cho phương tiện sử dụng năng lượng điện.

Tạo cơ chế huy động nguồn lực phát triển hạ tầng đường bộ

Trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Đường bộ (sửa đổi), tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, sáng 10/11, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng cho rằng, việc xây dựng dự án Luật Đường bộ được kỳ vọng tạo cơ chế huy động tối đa nguồn lực, tạo đột phá để phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ.

THẢO LUẬN TẠI TỔ 1: CHÚ TRỌNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NGƯỜI LÁI XE SAU SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE

Tham gia thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Đường bộ và dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các ĐBQH Tp.Hà Nội đóng góp ý kiến là cần chú trọng hơn nữa các biện pháp quản lý người lái xe sau sát hạch, cấp giấy phép lái xe, trong đó, nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác này...

ĐBQH TRẦN VĂN KHẢI: HUY ĐỘNG, XÃ HỘI HÓA TỐI ĐA CÁC NGUỒN LỰC SẼ QUYẾT ĐỊNH THÀNH CÔNG VIỆC THỰC HIỆN QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG 10 NĂM TỚI

Đóng góp vào việc hoàn thiện dự án Luật Đường bộ, đại biểu Trần Văn Khải – Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam nêu quan điểm: Việc ban hành chính sách phát triển giao thông đường bộ, huy động, xã hội hóa tối đa các nguồn lực xã hội ngay trong Luật sẽ quyết định thành công trong việc thực hiện quy hoạch hệ thống giao thông đường bộ tại Việt Nam trong 10 năm tới.

THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT ĐƯỜNG BỘ: TẠO CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐẦY ĐỦ VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ, BẢO ĐẢM TỐT HƠN QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI CỦA CÔNG DÂN

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 10/11, báo cáo thẩm tra dự án Luật Đường bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới nhất trí sự cần thiết ban hành Luật Đường bộ nhằm tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng; khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ về hoạt động giao thông vận tải đường bộ, thúc đẩy sự phát triển giao thông đường bộ và bảo đảm tốt hơn quyền tự do đi lại của công dân.

THẢO LUẬN TỔ 14: QUY ĐỊNH CHẶT CHẼ ĐỂ BẢO VỆ TRẺ EM KHI THAM GIA GIAO THÔNG

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 10/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Tại Tổ 14, các đại biểu đề nghị dự án Luật cần quy định chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ trẻ em khỏi tai nạn, chấn thương khi tham gia giao thông.