Hoa mắt với bộ sưu tập bướm muôn màu ở Đà Lạt

Qua hàng triệu năm, các loài bướm đã phát sinh ra nhiều màu sắc rực rỡ và hoa văn phức tạp trên cánh, cũng như những kiểu hình cánh đa dạng. Cùng khám phá điều này qua một bộ sưu tập bướm ở thành phố Đà Lạt.

Bảo tàng Sinh học ở thành phố Đà Lạt là nơi sở hữu bộ sưu tập bướm có quy mô lớn bậc nhất Việt Nam. Nơi đây quy tụ hàng trăm tiêu bản của những loài bướm phân bố ở khu vực Tây Nguyên.

Các mẫu bướm phượng xanh lớn đốm đỏ (Papilio memnon) được trưng bày tại Bảo tàng Sinh học. Loài bướm này có tính đa hình cao, dạng thường gặp có màu xanh đậm đến đen, bóng mượt như nhung.

Bướm bản đồ (Cyrestis thyodamas) với đôi cánh cóa hoa văn trông như bản đồ của một thành phố với những con đường ngang dọc.

Bướm chai xanh thường (Graphium sarpedon) mang vẻ đẹp quý phái với dải màu xanh biếc nằm giữa đôi cánh đen tuyền.

Bướm đuôi chim (Ggraphium agamemnon) sở hữu đôi cánh bắt mắt với những đốm vàng trên nền đen.

Bướm phượng cánh chim chấm liền (Troides helena) là loài bướm đẹp và hiếm, được giới sưu tầm ưa chuộng. Chúng có tới 15 phân loài khác nhau.

Bướm phượng Paris (Papilio paris) có cánh sau kéo dài như đuôi chim phượng, một đặc trưng của các loài bướm phương. Sải cánh loài này có thể đạt tới 13 cm.

Các mẫu bướm phượng xanh lớn đốm đỏ (Papilio memnon) - ở trên - và phía dưới là bướm phượng đen ( Papilio helenus)

Một số loài bướm đêm phổ biến ở Tây Nguyên. Cánh của bướm đêm có xu hướng tối màu, thường là xám, nâu hoặc be, phù hợp với tập tính ăn đêm và ngụy trang vào ban ngày trên những vật màu tối như vỏ cây.

Bướm khế hày bướm đêm Atlas (Attacus atlas), đại diện nổi tiếng nhất trong số các loài bướm đêm. Sải cánh của chúng lớn nhất trong các loài bướm, với chiều dài từ 25–30 cm.

Ngài mặt trăng Ấn Độ (Actias selene) có kiểu cánh tượng tự các loài bướm phượng ban ngày. Một trong những loài bướm đêm được giới sưu tầm săn lùng nhiều nhất.

Tất cả các loài bướm và bướm đêm nằm trong bộ côn trùng Cánh vảy (Lepidoptera), rất đa dạng và phong phú với hơn 180.000 loài đã được ghi nhận. Trong đó, bướm (Rhopalocera) chiếm 11% số loài, bướm đêm hay ngài (Heterocera) chiếm 89% số loài.

Màu sắc cánh bướm được hình thành từ các lớp vảy phần, như những viên ngói xếp trên cánh, vì thế chúng có tên là côn trùng Cánh vảy.

Quá trình sinh trưởng và phát triển của bướm gồm các giai đoạn từ trứng đến sâu non, nhộng và bướm trưởng thành, với nhiều thay đổi phức tạp về hình thái bên ngoài và các cơ quan bên trong, được gọi là sự biến thái.

Qua hàng triệu năm, các loài bướm đã phát sinh ra nhiều màu sắc rực rỡ và hoa văn phức tạp trên cánh, cũng như những kiểu hình cánh đa dạng.

Với vẻ hấp dẫn đặc biết, bướm là những loài côn trùng thu hút rất nhiều người tham gia quan sát, nghiên cứu, thu thập, mua bán... dưới dạng sống hoặc tiêu bản.

Trên thị trường, những mẫu bướm đẹp và hiếm có giá trị lên tới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn USD. Sưu tập bướm trở thành một ngành kinh tế đem lại doanh thu lớn, nhưng cũng khiến nhiều loài bướm bị đẩy đến tình trạng nguy cấp trong tự nhiên...

Mời quý độc giả xem video: Bướm nghệ sĩ hóa trang | VTV7.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/hoa-mat-voi-bo-suu-tap-buom-muon-mau-o-da-lat-1759112.html