Xin chữ: Nét đẹp văn hóa đầu xuân

Đã thành thông lệ, từ năm 2012 đến nay, cứ vào dịp đầu xuân, người dân trong và ngoài thành phố Ninh Bình lại háo hức đến Đền thờ Danh nhân văn hóa Trương Hán Siêu để xin chữ. Gác lại bao bộn bề của cuộc sống, những người đi xin chữ kiên nhẫn chờ đợi để được mang về cho gia đình mình một nét chữ đẹp, chứa đựng hồn cốt và những thông điệp về những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống như: Phúc, Lộc, Bình An, Nhẫn…

Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó Ban trị sự Phật giáo tỉnh, Phó trụ trì chùa Bái Đính cho chữ đầu xuân tại Đền thờ Trương Hán Siêu. Ảnh: Minh Quang

Gần 10 năm gắn bóvới hoạt động khai bút, cho chữ đầu xuân, Thượng tọa Thích Minh Quang, Phó Bantrị sự Phật giáo tỉnh, Phó trụ trì chùa Bái Đính vẫn rất xúc động sau mỗi năm,những người đến xin chữ ngày càng đông đủ mọi lứa tuổi, nghề nghiệp. Thượng toạcho biết, khai bút đầu xuân là một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam có từ baođời nay để thể hiện tinh thần hiếu học, trọng trí thức, trọng chữ nghĩa, đề caosự học.

Với ý nghĩa thiêng liêng đó, gần chục năm nay, cứ vào dịp đầu xuân, tôilại phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh tổ chức khai bút đầu xuân. Trong ngày khaibút đầu xuân Canh Tý 2020, đã có hàng trăm người dân và học sinh Trường THCSTrương Hán Siêu đến dự và xin chữ với mong muốn có được một chữ mang ý nghĩacầu sự bình an, may mắn, tài lộc... ở mỗi chữ cho đi, tôi gửi gắm vào đó cả mộttấm lòng, một lời chúc tốt đẹp dành cho tất cả mọi người. Những người đến xinchữ với đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề khác nhau và ước muốn xin những chữ khácnhau. Ví như những người kinh doanh buôn bán thì cầu chữ Tín, Lộc, Phát…; nhữngcụ cao niên thì thường xin chữ Thọ với ước nguyện được trải nghiệm nhiều hơnvới thời gian. Với người lao động, chữ An được xin với mong muốn được an lành…

Chị Vũ Thị Lộc,công nhân Công ty Môi trường đô thị thành phố Ninh Bình có mặt tại buổi khaibút từ khá sớm. Xúc động ngắm chữ Bình An còn chưa ráo mực, chị Lộc chia sẻ,năm nay là lần thứ 2 chị đi xin chữ đầu xuân. “Tôi đã luôn mong muốn nhận đượcchữ Bình An để cầu mong và hy vọng sự bình an đến với tôi, người thân, bạn bèvà cả cộng đồng trong năm mới này. Với chữ Bình An vừa xin được, tôi sẽ đóngkhung và treo ở nơi trang trọng nhất của ngôi nhà để mọi người đến chơi đều cóthể chiêm ngưỡng. Mùa xuân năm sau, khi con trai tôi lớn hơn một chút, tôi sẽđưa cháu đi cùng để cháu sớm hiểu được ý nghĩa vô cùng tốt đẹp của tục xin chữđầu năm này”- chị Lộc cho biết thêm.

Cũng như chị Lộc, chị Nguyễn Thị NgọcBích, một người bán hàng ở phường Vân Giang cũng háo hức đến với ngày khai bútđầu xuân từ khá sớm. Chị Bích xúc động cho biết, năm nay là lần đầu tiên chị đixin chữ. Công việc bán hàng của chị bận rộn quanh năm, vì vậy, khoảnh khắc hôìhộp chờ đến lượt được Thượng tọa Thích Minh Quang cho chữ, rồi khi được tận mắtđược chiêm ngưỡng Thượng tọa viết những nét chữ như phượng múa, rồng bay đâỳnghệ thuật… thực sự rất quý giá đối với chị. Không những thế, chị còn đượcThượng tọa giảng giải về ý nghĩa của chữ Nhẫn mà chị nhận được.

Theo quan sát củachúng tôi, những người đến xin chữ có đủ mọi lứa tuổi, trong đó có khá nhiêùcác em học sinh với mong muốn xin đươc các chữ như Đức, Tài, Tâm, Đăng Khoa,Khôi Nguyên… Cháu Vũ Thị Xuân Mai, học sinh lớp 9C, Trường THCS Trương Hán Siêuvui mừng nhận được chữ Đạt. “Năm nay cháu học cuối cấp, vì vậy nhận được chữĐạt đó như lời động viên, khuyến khích cháu nỗ lực hơn để thực hiện ước mơ sẽthi đỗ vào lớp chuyên Văn Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy trong kỳ thi chuyểncấp sắp tới. Không những xin chữ để mong muốn đạt được ước nguyện dịp đầu nămmà mỗi lần được ngắm nhìn những người viết chữ một cách trau chuốt, tỉ mỉ, khéoléo và có những kiến thức sâu rộng về chữ nghĩa… cháu được mở mang tầm hiêủbiết rất nhiều”- cháu Xuân Mai chia sẻ.

Đào Hằng

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/xin-chu-net-dep-van-hoa-dau-xuan-20200207083352945p3c24.htm