Xem trai Hà Nội mặc váy rước nước trên sông Hồng

Lễ hội đình Chèm (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được tổ chức thường niên để tỏ lòng tri ân công đức đối với Đức Thánh Chèm Lý Ông Trọng. Đây cũng là dịp để những người con xa quê hương tìm về nguồn cội cũng như du khách thập phương tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa truyền thống của mảnh đất và con người nơi đây.

Ngày 7-3, hàng trăm nghìn người nô nức đổ về lễ hội đình Chèm – một trong những lễ hội lâu đời nhất ở Hà Nội. Đình Chèm thờ Đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng. Ngài sinh vào thời Hùng Duệ Vương, chí dũng song toàn, thông minh xuất chúng, được phong chức Chỉ huy sứ thống lĩnh quân đội

Lễ hội đình Chèm cho đến nay vẫn giữ được nhiều nét truyền thống độc đáo, trong đó có nghi thức đội phù giá mặc "váy cuốn" rước nước về từ sông Hồng

Đoàn rước nước bắt đầu xuất phát từ đình Chèm (phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

Đoàn rước có sự tham gia của hơn 100 người, đi đầu là đội múa rồng, đánh trống, đánh chiêng….

Đội quân phù giá gồm hầu hết là các thanh niên khỏe mạnh, mặc váy, đeo thắt lưng, khăn đội đầu, che mặt màu đỏ, khiêng kiệu

Đoàn thuyền rước đi một vòng hết địa phận của ba làng Chèm, Hoàng Xá và Liên Mạc thì quay 3 vòng sau đó ra đến đoạn cửa đình nơi gần giữa sông Hồng để lấy nước

Các thành viên trong đội phù giá đều là nam giới từ 18 đến 35 tuổi, có tư cách đạo đức tốt, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của làng. Những người phù giá phải dùng quạt che miệng reo "ù chóe, ù chóe, ù chóe"...

Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 1-3/7 (tức 14-16/5 âm lịch), lễ hội được chia thành 2 phần lễ và hội. Các nghi lễ đặc trưng trong lễ hội gồm: lễ rước nước trên sông Hồng, lễ rước văn, lễ cúng phát tấu, lễ yên vị, lễ mộc dục, lễ phóng sinh…

Đoàn thuyền ra đến đoạn cửa đình nơi gần giữa sông Hồng để lấy nước

Theo nghi thức lấy nước. Mỗi chóe 3 gáo, chóe nào dùng gáo của chóe đó. Nước trong bình được đem về đình Chèm để thờ cúng và sử dụng trong lễ tắm tượng, bài vị Đức Thánh

Năm 1990 Đình Chèm đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Lễ hội truyền thống Đình Chèm được Nhà nước công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia vào năm 2016

Với những giá trị đặc sắc về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật, Đình Chèm vinh dự đón bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào năm 2017

Lấy nước xong, đoàn thuyền trở về bến ngự để vào để lễ Đức Thánh, rồi trở về bãi tập kết

Lễ hội còn là dịp để những người con xa quê hương tìm về nguồn cội cũng như du khách thập phương tìm hiểu về những nét đẹp văn hóa truyền thống của mảnh đất và con người nơi đây

Hội đình Chèm là một trong những lễ hội cổ xưa nhất của Hà Nội, với nhiều nghi lễ đặc trưng cho các sinh hoạt văn hóa của cư dân nông nghiệp lúa nước vùng đồng bằng sông Hồng

Lễ hội truyền thống Đình Chèm được tổ chức cũng nhằm cụ thể hóa Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII về "Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025"; Nghị quyết 09-NQ/TU Hà Nội 2022 về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025; định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045"

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/xem-trai-ha-noi-mac-vay-ruoc-nuoc-tren-song-hong-post544697.antd