Xây dựng đề cương báo cáo bổ sung về Quyền trẻ em

Hôm nay (10/10), Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam tổ chức hội thảo 'Xây dựng báo cáo bổ sung về thực hiện Công ước CRC' (công ước quyền trẻ em).

Quang cảnh hội thảo.

Buổi hội thảo đã đưa ra những thông tin chung và tiến độ xây dựng báo cáo CRC của chính phủ; Những nghiên cứu và hoạt động liên quan đến quá trình xây dựng báo cáo CRC; Những hoạt động phục vụ cho báo cáo bổ sung.

Đồng thời, hội thảo cũng trình bày đề cương báo cáo bổ sung để cùng thảo luận và lập ý kiến đề xuất.

Những vấn đề mấu chốt của báo cáo bổ sung

Hội thảo đã báo cáo bổ sung của NGO (Các tổ chức phi chính phủ) cho báo cáo định kỳ lần thứ ba, thứ tư của Chính phủ về kết quả thực hiện Công ước Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em tại Việt Nam giai đoạn 2002-2007.

Bản báo cáo này là báo cáo của các tổ chức phi chính phủ bổ sung cho Báo cáo định kỳ quốc gia lần thứ ba và thứ tư của Chính phủ Việt Nam về việc thực hiện Công ước Quyền Trẻ em (CRC) giai đoạn 2002 - 2007.

Mục tiêu của báo cáo là đưa ra quan điểm của các tổ chức phi chính phủ (NGO) về tình hình thực hiện quyền trẻ em ở Việt Nam, đưa ra các khuyến nghị cho Báo cáo quốc gia để tăng cường và hỗ trợ công việc của Chính phủ về quyền trẻ em, và đưa ra kinh nghiệm của các tổ chức Phi chính phủ về việc thực hiện CRC tại Việt Nam.

Đây là báo cáo bổ sung đầu tiên của các tổ chức phi chính phủ cho Báo cáo quốc gia của Chính phủ Việt Nam về kết quả thực hiện Công ước Quyền trẻ em (CRC).

Báo cáo này là cơ hội quan trọng cho các tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế làm việc trong lĩnh vực trẻ em ởViệt Nam đưa ra nhận xét về những thành tựu mà Chính phủ đã đạt được trong giai đoạn 2002 - 2007.

Các nguyên tắc được tuân thủ khi lập báo cáo bổ sung là: Ưu tiên sự tham gia của trẻ em và quan điểm của trẻ em; Ưu tiên sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự; đảm bảo tính minh bạch với Chính phủ Việt Nam.

Thành viên của nhóm tổ chức xã hội đã xác đinh các lĩnh vực chủ yếu cần tập trung và đưa ra các báo cáo ngắn về một số lĩnh vực lựa chọn theo chủ đề.

Các thành viên của Nhóm công tác đã đóng góp phần nội dung theo các lĩnh vực chủ chốt thuộc lĩnh vực chuyên môn của họ, bao gồm: ChildFund về nội dung Vui chơi và Giải trí của trẻ em, CIAI (Hiệp hội quỹ hỗ trợ cho trẻ em của Ý) : về chủ đề con nuôi, Plan:Tôn trọng quan điểm của trẻ em và Quyền được hưởng Giáo dục của trẻ, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Anh về HIV/AIDS, di cư và Buôn bán trẻ em, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thụy điển và CSAGA về ngược nãĩ và bạo hành trẻ em, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển về Giáo dục hòa nhập và trẻ em khuyết tật, RCGAD (Trung tâm nghiên cứu về Giới và Phát triển) cũng có những đóng góp cho các nội dung ban đầu.

Các tổ chức phi chính phủ trong nước đã tham gia hội thảo tham vấn giới thiệu về Báo cáo bổ sung. Một hội thảo lớn đã được tổchức với sự tham gia của các tổ chức NGO trong nước và quốc tế để tạo cơ hội cho các tổ chức nhận xét về cả hai bản Dự thảo báo cáo quốc gia và Dự thảo các báo cáo ngắn theo chủ đề.

Trong quá trình tham vấn, các vấn đề bổ sung như: chăm sóc thay thế cho trẻ em, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tính dễ tổn thương của trẻ em với thiên tai đã được nhắc đến. Tuy nhiên trong khuôn khổ hạn chế của Báo cáo bổ sung và năng lực của nhân sự trong việc chuẩn bị các thông tin, báo cáo quyết định chỉ đề cập đến những lĩnh vực mấu chốt đã được thống nhất trước đó.

Đề cương bổ sung chỉ rõ những nguyên tắc chung

Tại buổi hội thảo, đề cương báo cáo bổ sung của các tổ chức xã hội và phi chính phủ cho báo cáo định kỳ lần thứ năm, thứ sáu của chính phủ về kết quả thực hiện công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em tại Việt Nam.

Trong đó, đề cương có nêu rõ về những nguyên tắc chung cần bổ sung là về vấn đề không phân biệt đối xử: Việc tiếp cận các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục của các nhóm trẻ khuyết tật, dân tộc ít người, HIV, nhập cư,…Những vấn đề mà trẻ em gái đang gặp phải như tảo hôn, kết hôn cận huyết, nạo phá thai, chăm sóc sức khỏe vị thành niên, sinh con sớm, bỏ học, bị xâm hại,…

Về vấn đề lợi ích tốt nhất của trẻ: Nguyên tắc “lợi ích tốt nhất của trẻ” được sử dụng như thế nào trong những trường hợp có nguy cơ xung đột về quyền (Ví dụ: trẻ ở nhà để đi học tiếp hay theo bố mẹ đi làm ăn xa).

Về quyền được sống, tồn tại và phát triển: Các quyền được sống, tồn tại và phát triển của một số nhóm trẻ có hoàn cảnh đặc biệt (trẻ di cư, trẻ lang thang kiếm sống, trẻ em bị mua bán, trẻ em con của nạn nhân bị mua bán,…) được đáp ứng đến mức nào.

Về vấn đề tôn trọng ý kiến của trẻ: trẻ em có được khuyến khích, tạo điều kiện lắng nghe ý kiến, nêu ý kiến, phản hồi và giải quyết ý kiến đóng góp.

Ngoài ra, cón có những vấn đề về quyền dân sự và quyền tự do như đăng ký khai sinh; quyền tự do hội họp và bày tỏ ý kiến và tiếp cận thông tin như các biện pháp đã thực hiện để giúp trẻ em tiếp cận thông tin và bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến các em, sự bình đẳng giữa các nhóm trẻ trong việc tham gia; cơ chế phản hồi và thực hiện các khuyến nghị của trẻ em từ diễn đàn trẻ em;

Vấn đề bạo lực đối với trẻ em: các dịch vụ phòng ngừa và hỗ trợ cho trẻ bị bạo lực theo hệ thống bảo vệ trẻ em của nhà nước và các tổ chức thực hiện.

Những vấn đề liên quan đến môi trường gia đình và chăm sóc thay thế, quyền vui chơi, giáo dục nhân cách sống và kỹ năng cho trẻ em cũng được bàn luận trong đề cương để trình bổ sung.

Sau khi các ý kiến được đưa ra trao đổi, Hội bảo vệ Quyền trẻ em Viêt Nam đã tiếp thu các ý kiến và xem xét để hoàn thiện bản bổ sung trình Chính phủ về kết quả thực hiện công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em tại Việt Nam.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/thoi-su/xay-dung-de-cuong-bao-cao-bo-sung-ve-quyen-tre-em-2405086-v.html