Washington ngại đếm Tomahawk… lạc đường?

Việc đường băng không bị phá hủy được Washington lý giải là có chủ đích, chẳng lẽ 36 quả Tomahawk mất tích hay bị xịt cũng là do chủ đích của Washington?

Lời từ chối của Washington

Hiện nay, Mỹ và các đồng minh đang mâu thuẫn với Nga và Iran trong việc điều tra vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Idlib. Moscow và Tehran đề xuất bổ sung khu vực sân bay Shayrat bị Tomahawk Mỹ tấn công vào danh mục các khu vực cần được điều tra, Washington gạt đề xuất.

Mỹ đã phản đối đưa phái bộ điều tra vũ khí hóa học Syria đến sân bay Shayrat chỉ với lý do phái bộ điều tra của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) – định chế dược trao trách nhiệm điều tra “Sự kiện Idlib’ - không có gì để làm trong tình huống này".

Phản ứng của Washington đặt ra nhiều hoài nghi cho cả công luận lẫn dư luận quốc tế.

Đại diện thường trực của Nga tại OPCW, ông Alexander Shulgin, cho rằng, sự liên quan giữa vụ việc ở Idlib với sân bay Shayrat là do người Mỹ tạo ra khi Washington tuyên bố các máy bay Syria đã xuất phát từ sân bay này tới tấn công Idlib.

Điều tra khu vực bị không kích là giúp Mỹ kiểm tra hiệu quả của việc tấn công quân sự với Syria, vậy mà sao họ lại từ chối?

Do đó, việc xác định xem khí độc sarin và các vũ khí hóa học khác có từng được lưu trữ tại sân bay Shayrat hay không là rất cần thiết. Lập luận của nhà chính trị Nga là hợp lý và việc điều tra mang tính toàn diện sẽ giúp kết luận điều tra có giá trị cao mà không làm ảnh hưởng gì đến Mỹ.

Vậy mà Mỹ lại không đồng thuận. Không những vậy, Washington còn phản đối việc cho phép bất cứ chuyên gia nhà nước nào tham gia công vào việc của phái bộ điều tra và cáo buộc Moscow đẩy cuộc điều tra vào bế tắc.

Cũng nên nhắc lại rằng, sau khi xảy ra sự việc đau lòng tại Idlib, Moscow đã đưa ra kết luận ban đầu với nguyên nhân được tạm xác định là quân đội Syria không kích trúng vào kho vũ khí và nhà máy sản xuất vũ khí của phe đối lập, khiến cho khí sarin đã phát tán ra, gây chết người.

Moscow kêu gọi cộng đồng quốc tế điều tra sự việc, trước khi có những hành động tiếp theo.

Washington thì mặc định chính quyền Assad là thủ phạm và quyết định có hành động quân sự để trừng phạt Syria và phóng tên lửa Tomahawk vào Syria là phương án được lựa chọn.

Lý giải việc chọn phóng tên lửa Tomahawk vào mục tiêu là sân bay Shayrat ở tỉnh Homs, chính quyền Mỹ cho rằng vũ khí hóa học trong vụ không kích ở Idlib được mang từ căn cứ Shayrat tới, vì vậy phải tấn công vào đây để Damascus không còn cơ hội tái diễn hành động.

Và ngày 7/4, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh bắn 59 quả tên lửa Tomahawk vào căn cứ không quân này của quân đội Syria.

Washington rât hân hoan trước thành quả của những “Tomahawk Mỹ bay vào Syria” khi sức mạnh Mỹ đã giáng một đòn khủng khiếp vào quân đội Syria, qua đó gửi lời cảnh bào nghiêm khắc với Nga.

Lầu Năm Góc, trong một tuyên bố phát đi ngày 10/4, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis khẳng định những quả tên lửa “Tomahawk Mỹ bay vào Syria” hôm 7/4 đã phá hủy 20% máy bay chiến đấu của Syria.

“Cuộc tấn công đã phá hủy hoặc làm hư hại các kho nhiên liệu, kho đạn dược và khoảng 20% phi đội chiến đấu cơ, làm giảm khả năng lực của phòng không Syria”, ông Mattis nhấn mạnh.

Trái với việc Mỹ khẳng định sức mạnh hủy diệt của những quả Tomahawk trong đợt tấn công vào căn cứ không quân Shayrat, các thông tin từ truyền thông Nga và Syria cho rằng thực tế không hoàn toàn như tuyên bố của Washington.

Moscow và Damascus lên tiếng thì dư luận dễ có niềm tin hơn là sự hân hoan của Washington, bởi Nga và Syria kiểm tra được thực địa, còn Mỹ thì không do quân đội Mỹ vẫn chưa thể xuất hiện hợp pháp tại Syria.

Khi Moscow và Tehran đề xuất điều tra cả khu vực căn cứ quân sự Shayrat là giúp Washington có thể làm “một công đôi việc”, đặc biệt là kiểm chứng thành quả của mình, qua đó có thể “bịt miệng” Moscow và Damsacus. Vậy mà Washington lại từ chối cơ hội đó!

Washington ngại phải đếm Tomahawk xịt?

Hãng thông tấn TASS dẫn lời Trung tướng Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga cho biết, chỉ có khoảng 40%, tức 23 trong số 59 quả tên lửa hành trình bắn từ tàu chiến Mỹ nhằm vào căn cứ không quân của Syria là trúng mục tiêu.

Phải chăng Washington ngại đếm Tomahawk...xịt trước bàn dân thiên hạ?

“Hiệu quả chiến đấu của cuộc tấn công tên lửa ồ ạt của Mỹ vào căn cứ của Syria như vậy là rất thấp”, ông Konashenkov nhấn mạnh.

Vị tướng của quân đội Nga cũng khẳng định, theo dữ liệu của thiết bị ghi nhận, chỉ có 23 tên lửa đến được căn cứ không quân.

“Vị trí rơi của các tên lửa khác vẫn còn chưa rõ”, ông Konashenkov khẳng định.

Nguồn tin quân sự Syria trước đó cũng khẳng định với Interfax, trong số 59 tên lửa được phóng đi thì có không quá một nửa trong số đó đến được lãnh thổ của Syria.

Theo phóng viên Evgeny Poddubny của kênh truyền hình Nga “Rossiya 24”, có mặt tại hiện trường và quay video về căn cứ Shayrat, thì dường như chỉ có 9 chiếc máy bay của quân đội Syria bị phá hủy bởi Tomahawk Mỹ.

Không những vậy, còn có rất nhiều bức ảnh được ông đăng trên mạng xã hội cho thấy nhiều kho vũ khí của quân đội Syria tại đây không bị thiệt hại gì, đường băng của sân bay Shayrat cũng không hề bị phá hủy.

Việc đường băng không bị phá hủy được Washington lý giải là có chủ đích, chẳng lẽ 36 quả Tomahawk mất tích hay bị xịt cũng là do chủ đích của Washington?

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/washington-ngai-dem-tomahawk-lac-duong-3333793/