Vì sao Okinawa lại muốn tách khỏi Nhật?

Tranh chấp biển đảo đang nóng lên thì một số dân Okinawa lại muốn tách khỏi Nhật, giống như Scotland, Catalonia, tờ The Diplomat của Nhật nhận định.

Okinawa.

Okinawa - Scotland châu Á ?

Mới đây, người dân Okinawa và chuỗi đảo Ryukyu biểu quyết trong cuộc trưng cầu muốn tách khỏi Nhật Bản. Sở dĩ có hành động này là do người dân đổ lỗi do chính quyền trung ương không duy trì được tính toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh kinh tế và chính trị khủng hoảng gần đây, nhất là việc "đi ở" của quân đội Mỹ tại một số căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

Cuộc tranh chấp quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư còn Nhật gọi là Senkaku cũng là chất xúc tác làm cho Okinawaxit (giống như Brexit) nóng lên. Thậm chí còn có thông tin cho rằng Trung Quốc đang có tham vọng "nuốt" cả chuỗi đảo Ryukyu ở cực nam Nhật Bản trong đó có Okinawa. Bằng chứng, Trung Quốc rất ủng hộ sự ly khai của Okinawa, thậm chí Trung Quốc còn hứa sẽ cung cấp một gói đầu tư khổng lồ để giúp bảo toàn chủ quyền của quốc gia non trẻ này.

Trào lưu đòi quyền độc lập của Okinawa và sự trỗi dậy của Trung Quốc buộc Mỹ phải xem xét lại chiến lược tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự có mặt của quân đội Mỹ trên đảo Okinawa được xem là vấn đề thường trực, được cả Mỹ, Nhật lẫn Trung Quốc quan tâm, nhất là gần đây, Mỹ triển khai thêm lực lượng thủy quân lục chiến, bổ sung thêm máy bay MV-22 Osprey phục vụ cho muc tiêu tác chiến trên đảo.

Quân đội Mỹ đồn trú tại Okinawa.

Theo một cuộc trưng cầu dân ý do hãng tin Ryukyu Shimpo của Nhật thực hiện cho thấy chỉ có 5% dân số ủng hộ độc lập cho đảo Okinawa, trong khi đó 62% phản đối.

Theo phó giáo sư Tomochi Masaki, người sáng lập phong trào độc lập thuộc Hiệp hội nghiên cứu độc lập Lew Chewans (ACSIL), hiện đang giảng dạy tại ĐH quốc tế Okinawa, sở dĩ số người ủng hộ độc lập Okinawa khiêm tốn là do Okinawa có mối quan hệ rất chằng chịt và phức tạp với cả với Nhật lẫn Mỹ, đặc biệt người Nhật có một quá khứ dài thôn tính Okinawa.

Theo Masaki, quá trình thay đổi nhận thức người dân Okinawa cần phải có thời gian mà những người đứng đầu ACSIL hy vọng sẽ đảo ngược tình thế bằng các diễn đàn nhằm tìm ra sự độc lập của Ryukyu. Tomochi Masaki cho rằng tương lai Okinawa rất sáng sủa và trở thành một Singapore mới của châu Á, nhất là tiềm năng về kinh tế. Trong khi dư luận còn chưa ngã ngũ trắng đen thì lại có rất nhiều ý kiến phản đối việc đòi quyền độc lập của Okinawa.

Ví dụ, giáo sư Matsumura Masuhiro ở ĐH Momoyama Gakuin ở Osake cho rằng, từ lâu Okinawa đã được hậu thuẫn rất lớn từ Tokyo, bản thân những người Okinawa rất tự hào về truyền thống văn hóa của họ, nhưng họ cũng nên nghĩ lại, nếu được độc lập liệu những thế mạnh này có còn phát huy được hay không, chưa kể đến chủ quyền, tự do chính trị, cũng nhưu những mưu toan của các thế lực bên ngoài muốn biến những vùng đảo này thành những quốc gia "chư hầu" của họ.

Thực tế, Okinawa không thể so sánh với Cataloni, Quebec hay Scotland được. Ví dụ trường hợp của Scotland, do không hài lòng với chính quyền trung ương nên Scotland đã cách ly, muốn trở thành một chính phủ độc lập nhưng việc Scotland tách ra khỏi Liên hiệp Anh lại được chính phủ Anh cho phép.

Ngoài ra, Scotland và Anh còn có những lịch sử khá lâu đời và không có các yếu tố ngoại lai, cả hai có sự hài hòa và lợi ích kinh tế lẫn chính trị.

Người Okinawa biểu tình phản đối sự có mặt của quân đội Mỹ tại Okinawa.

Đầu thập niên 80 ở thế kỷ trước, chỉ có 15% người dân Scotland ủng hộ độc lập tách khỏi Anh nhưng đến nay con số này đã tăng tới 50%. Ngoài ra, chính thể mới của Scotland rất tiềm năng. Với thực tế này những người đứng đầu ACSIL, kể cả Tomochi đều thừa nhận Okinawa và Scotland hoàn toàn khác biệt.

Qua tính toán, ACSIL cho rằng mô hình của Puerto Rico "một quốc gia trong một quốc gia" là hợp nhất với Okinawa. Một trong số những lý do Okinawa muốn tách khỏi Nhật Bản là do họ phải chịu sự có mặt của quân đội Mỹ trong gần 70 năm, lý do mà dư luận cho rằng rất có thể do sự can thiệp từ bên ngoài.

Okinawaxit có yếu tố Trung Quốc?

Sự trỗi dậy của Trung Quốc cộng với sự suy đoán và khuếch trương của các phương tiện truyền thông của quốc gia này trong thời gian gần đây làm cho Okinawa thức tỉnh, muốn ly khai để thành lập quốc gia mới có tên CH Ryukyu.

Theo giáo sư Matsumura Masuhiro, tuy không hài lòng với Mỹ nhưng nhằm cân bằng tương quan lực lượng với Trung Quốc, người dân Okinawa thừa nhận sự có mặt của người Mỹ là cần thiết. Trong khi đó ông Tomochi Masaki, người đại diện cho ACSIL thì lại cho rằng: "Những người cánh hữu Nhật Bản không ưa Trung Quốc lại tuyên truyền Trung Quốc đang có ý định thôn tính chuỗi đảo Ryukyu.

Nhưng với chúng tôi việc Trung Quốc muốn chiếm chuỗi đảo Ryukyu là không có thật", thậm chí Tomochi còn quả quyết "Loại bỏ quân đội Mỹ và Nhật ra khỏi Okinawa sẽ giúp hòn đảo này an toàn hơn, giúp Okinawa trở thành một trung tâm hòa bình kiểu mẫu ở châu Á và trên thế giới."

Okinawa là tỉnh cực Nam của Nhật Bản, gồm hàng trăm đảo thuộc quần đảo Ryukyu. Trung tâm hành chính là thành phố Naha nằm trên đảo lớn nhất của quần đảo là đảo Okinawa. Quần đảo Senkaku cũng được Nhật Bản đặt vào phạm vi hành chính của tỉnh Okinawa.

Tỉnh Okinawa bao trùm quần đảo Ryukyu (thuộc quần đảo Nansei) chạy dài hơn 1000 km từ phía Tây Nam Kyushu đến tận Đài Loan và phân thành ba nhóm đảo chính. Tỉnh Okinawa gồm 11 thành phố và 30 làng, thị trấn. Dân số toàn tỉnh là 1,36 triệu người (số liệu năm 2005).

Okinawa là tỉnh đông dân thứ 32 ở Nhật Bản, kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch và nông nghiệp, thu nhập bình quân đầu người thấp nhất Nhật Bản.

Hải Yến (Theo The Diplomat)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/vi-sao-okinawa-lai-muon-tach-khoi-nhat-3327074/