Vàng thau lẫn lộn các dịch vụ chữa lành

'Làm sao để chữa lành' là từ khóa đã đạt mức tìm kiếm cao nhất mọi thời đại theo tổng kết xu hướng tìm kiếm trên Google. Thậm chí, Liên Hợp quốc đã đưa ra thông điệp cho năm 2021: là 'năm của sự chữa lành'. Có cung ắt phải có cầu, khi nhu cầu chữa lành trở nên cần thiết, cũng kéo theo sự nở rộ của các dịch vụ liên quan. Thế nhưng hiệu quả đem lại có thực sự đáng kể? Cùng đến với tìm hiểu của PV Truyền hình Quốc hội.

Là những sinh viên năm cuối mới ra trường nên việc xác định mục tiêu mới trong tương lai khiến cả Diệp và Nguyên liên tục gặp áp lực. Và khi được hỏi làm sao để cân bằng trong cuộc sống, hai bạn trẻ đều nhắc nhiều đến hai từ “chữa lành”.

Khi tìm kiếm “làm sao để chữa lành”, chúng tôi nhận về gần 10 triệu kết quả với đủ dịch vụ:
- Nghe Podcast
- Sử dụng đá năng lượng chữa lành
- Đi du lịch chữa lành
- hay vô số khóa học chữa lành với nhiều hình thức khác nhau

Vậy liệu, sự nóng lên của hai từ “chữa lành” cùng sự nở rộ của những dịch vụ liên quan có đơn giản chỉ là một trào lưu?

Dù “chữa lành” được nhắc đến nhiều, nhưng trên thực tế vấn đề sức khỏe tinh thần gắn liền với nó lại chưa được quan tâm đúng mức. Theo thống kê, cả nước hiện có khoảng 14 triệu người rối loạn tâm thần nhưng chỉ có 143 nhà tâm lý lâm sàng và tâm lý trị liệu. Và khi “cầu hơn cung” vô tình khiến một số đơn vị tìm cơ hội trục lợi trên nỗi đau của người khác.

Quả thực, khi tìm đến những dịch vụ hay những người danh xưng "nhà chữa lành" sẽ đối mặt với nhiều rủi ro nếu không đảm bảo về chuyên môn. Đặc biệt những thứ liên quan đến tâm bệnh thì cũng thật khó nói. Tuy nhiên, ngay cả khi ở trong trạng thái bế tắc nhất về mặt tâm lý, thì chúng ta hãy cố gắng dành ra một chút ít sự tỉnh táo để tránh “tiền mất – tật mang”.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Phương Anh - Việt Hà

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/vang-thau-lan-lon-cac-dich-vu-chua-lanh-221788.htm