Vai trò nam giới trong CSSKSS: Vẫn còn nhiều rào cản

Mặc dù, những con số sử dụng biện pháp tránh thai ở nam giới cũng đã dần tăng lên (như sử dụng bao cao su, vận động triệt sản nam, các biện pháp tránh thai mà nam có thể tham gia), song vẫn còn nhiều rào cản để nam giới tiếp cận những dịch vụ này.

Từ trước đến nay, ở nước ta, khi nhắc đến SKSS người ta thường nghĩ đến việc sinh đẻ nên nghiễm nhiên coi là chuyện của phụ nữ. Biện pháp tránh thai từ nhiều năm vẫn chủ yếu vẫn liên quan đến biện pháp tránh thai, đặt vòng tránh thai cho phụ nữ. Kể cả triệt sản cũng liên quan đến phụ nữ, con số triệt sản ở phụ nữ cũng cao hơn hẳn ở nam giới. Mặc dù, những con số sử dụng biện pháp tránh thai ở nam giới cũng đã dần tăng lên (như sử dụng bao cao su, vận động triệt sản nam, các biện pháp tránh thai mà nam có thể tham gia), song vẫn còn nhiều rào cản để nam giới tiếp cận những dịch vụ này. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ThS. BS. Nguyễn Thu Giang- Phó viện trưởng Viện phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sáng về vấn đề này.

Chăm sóc sức khỏe sinh sản liên quan đến nhiều vấn đề: tránh thai, vô sinh, sức khỏe tình dục, mang thai, sinh đẻ… Từ trước đến nay, ở nước ta, khi nhắc đến SKSS người ta thường nghĩ đến việc sinh đẻ nên người ta nghiễm nhiên coi là chuyện của phụ nữ. Biện pháp tránh thai từ nhiều năm vẫn chủ yếu vẫn liên quan đến biện pháp tránh thai, đặt vòng tránh thai cho phụ nữ. Kể cả triệt sản cũng liên quan đến phụ nữ, con số triệt sản ở phụ nữ cũng cao hơn hẳn ở nam giới. Mặc dù, những con số sử dụng biện pháp tránh thai ở nam giới cũng đã dần tăng lên (như sử dụng bao cao su, vận động triệt sản nam, các biện pháp tránh thai mà nam có thể tham gia). Tuy nhiên, ở góc độ nào đó thì định kiến xã hội, bất bình đẳng về giới cũng khiến cho quan niệm về xã hội người ta vẫn nhìn nhận là thuộc vào nữ giới. Ngay kể cả vấn đề về vô sinh cũng vậy, nhiều người vẫn nghĩ vô sinh là do phụ nữ. Một cặp vợ chồng mà chậm có con thì đương nhiên nguyên nhân là do phụ nữ. Song các căn cứ khoa học đã chỉ ra rằng, các nguyên nhân vô sinh ở các cặp vợ chồng thì 30-40% là do phụ nữ và cũng khoảng đó là do nam, còn khoảng 20% là không rõ nguyên nhân.. cho nên có thể thấy là nguyên nhân vô sinh ở cả hai giới là như nhau. Đây là 1 trong những lý do khiến cho người ta khi nhắc đến SKSS, vai trò của nam giới dường như rất mờ nhạt. Trong khi đó, CSSKSS lại cần sự hỗ trợ rất lớn của nam giới.

Theo bà, làm thế nào giúp nam giới nâng cao vai trò của mình trong CSSKSS?

Tôi cho rằng, đây là nhiệm vụ của nhiều bên. Thứ nhất là truyền thông thay đổi nhận thức ở cả hai giới nam và nữ. Truyền thông cần đưa các thông tin mang tính đa chiều hơn. Những thông tin mà trong đó có sự tham gia của nam giới nhiều hơn. Trên thực tế, mỗi khi phỏng vấn về vấn đề skss là thường phỏng vấn nữ. Chúng ta phải thay đổi việc này. Truyền thông cần nhìn nhận ở yếu tố giới nhiều hơn, bình đẳng giới nhiều hơn. Truyền thông cần thông tin những khía cạnh về csskss cho nam giới nhiều hơn. Nhiệm vụ của truyền thông là phải giúp mọi người hiểu đúng khái niệm CSSKSS, phải giúp cho nam giới có thể hiểu được vai trò của họ cũng như giúp cho mọi người nhìn nhận việc tiếp cận với thông tin về skss. Đây không phải là một điều cấm kỵ đối với nam giới và họ hoàn toàn có quyền, cũng như họ phải có trách nhiệm với những thông tin này.

Cái thứ hai nữa là vai trò của cung cấp dịch vụ. Ngành nam học chưa phát triển. Nếu như trên thế giới về sản phụ khoa có trên 200 năm nghiên cứu và phát triển thì ngành nam học là ngành mới mẻ mới được vài chục năm trở lại đây. Các cơ sở về skss đa phần dành cho nữ. Các bệnh viện phụ sản, các trung tâm skss trong đó đã có khoa nam học, tuy nhiên việc phổ cập chưa nhiều, khiến cho việc tiếp cận với skss của nam giới hạn chế. Trên thực tế, để nam giới vào bệnh viện phụ sản để khám vốn đã là 1 rào cản rồi. Cho đến nay, ngành y tế đã có những bước ban đầu trong việc cải thiện việc csskss như đã có những quyết định thành lập các trung tâm về nam học, tuy nhiên con số còn quá ít và còn quá thiếu cán bộ cung cấp dịch vụ. Trong cung cấp dịch vụ cần có sự tham gia của nhiều ban ngành, đặc biệt là hệ thống nghành y tế. Cần phải đa dạng và phải tăng khả năng tiếp cận của nam giới đến các dịch vụ CSSKSS hơn nữa, phải xóa bỏ các rào cản khiến cho nam giới e ngại. Làm thế nào để nam giới thực sự xóa bỏ rào cản để tiếp cận được dịch vụ vẫn đang là câu hỏi còn cần thêm thời gian để giản đáp.

Điều quan trọng thứ 3 là đứng từ thái độ nhìn nhận chung của cộng đồng. Trước hết, các nhà lãnh đạo hoạch định chính sách phải là những người thấu hiểu vấn đề này để có những quyết định đúng đắn trong khía cạnh này. Tiếp đến là sự tham gia của nhiều cơ quan, đoàn thể trong việc vận động mọi người nên tham gia vào CSSSKSS, bởi CSSKSS là nghĩa vụ của mọi người. Nam và nữ đều bình đẳng, bản thân những người nam giới cũng nên tự trang bị cho mình nhũng kiến thức 1 cách đúng đắn những kỹ năng cần thiết, ý thức được rằng vai trò của bình đẳng giới bây giờ chính là người nam giới phải là người chủ động trong csskss.

Một lĩnh vực cần bàn đến nữa là sức khỏe tình dục. Thực ra việc sức khỏe tình dục nằm trong sức khỏe sinh sản hay ngược lại cũng còn là câu chuyện đang bàn cãi. Tuy nhiên, sức khỏe tình dục thì nam giới lại là người chủ động hơn. Nam giới thường tìm kiếm, tiếp cận với thông tin về tình dục hơn là nữ giới. Tất cả những điều bất cập này khiến cho việc hiểu biết, chăm sóc skss còn lệch lạc, bởi vì tình dục cũng phải đến từ hai phía, hai giới, CSSKSS cũng là trách nhiệm của hai giới. Sử dụng biện pháp tránh thai cũng là trách nhiệm của cả hai giới hay là vấn đề làm mẹ an toàn, vô sinh… tất cả các khía cạnh trong SKSS, SKTD đều phải là của cả hai giới.

Điều quan trọng của truyền thông trong CSSKSS là gì, thưa bà?

Cá nhân tôi cho rằng, trong truyền thông CSSKSS cần cung cấp thông tin, những kỹ năng sao cho cả nam và nữ giới đề có sự hiểu biết, có vai trò giống nhau về lĩnh vực này. Gần đây, các gia đình, đặc biệt gia đình trí thức, đã có ý thức hơn trong việc CSSKSS cũng như việc giáo dục con về sức khỏe tình dục. Nhưng từ ý thức đến kiến thức đến kỹ năng lại là cả một quãng đường dài. Dường như mọi người vẫn thiếu kỹ năng để chia sẻ với nhau. Kỹ năng không thể tự có được mà phải qua trải nghiệm, trau dồi, rèn luyện. Mới đây một chương trình truyền hình có nói về Câu hỏi ngu. Tức là rất nhiều người đã tự tạo cho mình một khoảng ngu khi mà không trao đổi, không hỏi những điều mình không biết vì sợ rằng mọi người nghĩ mình ngu. Chính vì lẽ đó mà nhiều kỹ năng về CSSKSS không được trao đổi, chia sẻ. Về kỹ năng nói chuyện về SKSS không phải ai cũng là chuyên gia. Bản thân tôi làm trong lĩnh vực SKSS nhiều năm nhưng cũng có rất nhiều điều vẫn đang phải học hỏi, trau dồi. Có những cái chỉ có thể là cảm nhận, quan niệm, giá trị của cá nhân, mà chỉ có duy nhất sự chia sẻ, đối thoại thì mọi người mới học được kỹ năng đó.

Các quốc gia khác nhau thì quan niệm cũng khác nhau, đó là nền tảng về văn hóa truyền thống. Nền văn hóa phương Đông cũng gây cản trở nhiều hơn, không thể cởi mở được như nền văn hóa phương Tây. Nhật Bản là một nước Châu Á cũng có truyền thống bảo thủ. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ Nhật Bản lại dạy cho con về giáo dục giới tính rất rõ ràng và từ khá sớm. Trong khi đó, ở Việt Nam sự thay đổi trong nhận thức còn chậm và chúng ta bị thiếu kỹ năng nhiều quá. Kiến thức có thể nhiều hơn so với trước đây nhưng chưa chính xác bởi các nguồn thông tin không được kiểm định.

Là người làm việc lâu năm trong lĩnh vực CSSKSS, bà có lời khuyên gì cho cả hai giới nam và nữ?

Đây chỉ là một vài đúc kết qua kinh nghiệm thực tế. Nhìn chung các cặp vợ chồng hiện nay sự hiểu biết về skss thì đều khá, có tri thức, có văn hóa. Nhưng có lẽ chúng ta nên học cách nghiêm túc về văn hóa tình dục. Bao giờ chúng ta coi tình dục là văn hóa, bao giờ coi SKSS là 1 phạm trù mang tính khoa học thì chúng ta mới có thể tiếp cận được nó 1 cách cụ thể. Hiện nay, chúng ta vẫn nhìn nhận theo cách như là vấn đề để đánh giá cá nhân, như 1 cái gì đó không lành mạnh. Nếu chừng nào chúng ta còn như vậy, các cặp vợ chồng còn có vấn đề này thì việc hòa hợp trong tình dục, trong CSSKSS là rất khó.

Khám tư vấn sức khỏe sinh sản cho nữ giới.

Theo các con số của tòa án cũng cho thấy có đến 50% số vụ li hôn có thể có các yếu tố liên quan đến vấn đề tình dục. Đôi khi việc không hòa hợp về tình dục lại xuất phát từ điều rất đời thường. Chẳng hạn trong quan hệ vợ chồng, người phụ nữ lo sợ có thai, vì người phụ nữ luôn luôn chịu áp lực phải là người áp dụng biện pháp tránh thai. Người phụ nữ trong khi quan hệ vợ chồng họ không hưởng thụ được vì lo lắng có thể có thai, khi đó người gánh chịu hậu quả lại là người chồng. vì khi người phụ nữ không thụ hưởng được, thì bản thân người nam giới cũng bị tổn thương, bản thân người nam giới không được hưởng thụ trọn vẹn... Đây là phạm trù tương hỗ lẫn nhau, cùng làm và cùng hưởng thụ. Nếu hai vợ chồng có thể giải quyết việc này bằng cách nói chuyện rõ ràng, thẳng thắn, thoải mái về tránh thai, về tình dục thì có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề… Nói về skss tình dục thì ng ta nói số lần không quan trọng bằng cảm giác, không bằng số lần hài lòng của các bên.

Một câu hỏi riêng tư, trong gia đình bà ai là người nói chuyện con cái về giáo dục giới tính?

Gia đình tôi khá bình đẳng trong việc giáo dục con, nhất là về giới tính. Có thể chúng tôi đã từng có thời gian học tập, công tác ở nước ngoài nên cách nhìn nhận cũng cởi mở hơn, định kiến về giới cũng đỡ hơn. Việc giáo dục con cái về giới tính cũng khác. Thường thì giáo dục ở Việt Nam hay theo cách là mẹ giáo dục con gái, bố giáo dục con trai. Thực ra có điểm tốt, điểm không tốt. Về sức khỏe sinh sản, chúng tôi thường hay chia thành nhiều câu chuyện có chủ đề riêng. Có những chủ đề thì mẹ nói với con gái, nhưng có chủ đề, người cha lại cần nói chuyện với con gái 1 cách rõ ràng hơn, cởi mở hơn, giúp cho cô con gái của mình có kiến thức, có kỹ năng, tạo 1 góc nhìn về người đàn ông. Chẳng hạn như, người cha nói với con gái về tình dục thế nào là an toàn? Các biện pháp tránh thai, hoặc từ chối, chống lại các hành vi tình dục... Hãy làm bạn với con để chia sẻ, trao đổi, truyền cho con những hiểu biết, những kinh nghiệm về SKSS, giúp con có cuộc sống tình dục an toàn và lành mạnh.

Xin trân trọng cảm ơn bà!

Nguyễn Hạnh (thực hiện)

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/vai-tro-nam-gioi-trong-csskss-van-con-nhieu-rao-can-n125336.html