Vắc-xin mới có thể giúp chống ung thư

Các nhà nghiên cứu tại Viện Wistar ở Philadelphia đã thiết kế một loại vắc-xin ADN mới để cải thiện miễn dịch chống khối u ở bệnh nhân ung thư.

Các liệu pháp miễn dịch được thiết kế để tạo ra hàng rào miễn dịch tự nhiên của cơ thể nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư. Vắc-xin ADN có thể gây miễn dịch thông qua việc cung cấp trình tự ADN được thiết kế tổng hợp chứa các hướng dẫn cho tế bào miễn dịch nhằm vào kháng nguyên ung thư đặc hiệu.

Việc xác định các kháng nguyên liên quan tới khối u hoặc protein được thể hiện bởi các tế bào khối u và không bởi các tế bào bất thường có thể dẫn tới sự phát triển vắc-xin ADN như một phương pháp mới khả thi nhằm vào các khối u ung thư.

Tuy nhiên, phần lớn các vắc-xin nhằm vào các kháng nguyên liên quan tới khối u đều ít thành công trong việc chống lại khối u do miễn dịch kém. Các kháng nguyên liên quan đến khối u gây phản ứng miễn dịch yếu vì chúng được coi là kháng nguyên tự thân và cơ thể ngăn ngừa tự miễn dịch thông qua phản ứng miễn dịch tự nhiên hạn chế hiệu quả của vắc-xin ung thư.

Gien khối u 1 WT1 là một kháng nguyên khối u xuất hiện dưới nhiều dạng ung thư và đóng vai trò chủ yếu trong sự phát triển khối u.

Các nhà nghiên cứu của Viện Wistar đã tạo ra vắc-xin ADN WT1 sử dụng chuỗi ADN đã biến đổi xác định WT1 là yếu tố bên ngoài với hệ miễn dịch chủ, làm gián đoạn dung nạp trong các mô hình trên động vật.

Đây là một thời điểm quan trọng trong sự phát triển các phương pháp miễn dịch chống ung thư.

Vắc xin WT1 mới này có hiệu quả hơn vắc-xin truyền thống WT1 vì nó có thể phá vỡ dung nạp miễn dịch và gây ra bộ nhớ miễn dịch lâu dài.

Nghiên cứu này đăng trên Molecular Therapy.

Nguồn SK&ĐS: http://suckhoedoisong.vn/vac-xin-moi-co-the-giup-chong-ung-thu-n128605.html