Ukraine phải 'tạm gác lại' tham vọng gia nhập EU

Tham vọng của Ukraine muốn tiến đến quan hệ gần gũi với EU đã một lần nữa phải tạm gác lại bởi những thất bại trong cải cách của chính quyền ông Poroshenko. Về phía EU dù phải tiêu tốn một khoản tiền lớn cho nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ nhưng cũng vẫn chưa thống nhất quan điểm về xây dựng quan hệ gần gũi với quốc gia này.

Tổng thống Ukraine Poroshenko

Reuters đưa tin, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu - Ukraine được tổ chức vào thứ Năm (ngày 24/11) vừa qua đã không mang lại kết quả như Kiev mong đợi: Phía châu Âu không đã không thể thống nhất quan điểm về việc liệu có cần thiết xây dựng một mối quan hệ thân thiết hơn với một quốc gia bị ảnh hưởng bởi tham nhũng và xung đột nội bộ này hay không.

Mặc dù tham vọng trở thành thành viên Liên minh của nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã tiêu tốn một khoản tiền lớn của EU, các quan chức phương Tây vẫn không hài lòng với tốc độ cải cách - điều kiện tiên quyết cho việc thúc đẩy hợp tác Ukraine - châu Âu.

Hãng tin Reuters cho biết, những số liệu được công bố mới đây về gia tăng những chỉ trích liên quan đến tình trạng của hàng ngũ quan chức và chính trị gia Ukraine đã gây phản ứng tiêu cực cho những người ủng hộ ông Poroshenko ở cả trong và ngoài nước.

Vấn đề xung đột ở miền đông Ukraine vẫn chưa được giải quyết, bất chấp sự tham gia của Đức và Pháp trong quá trình đàm phán. Một tương lai mịt mù cùng với chế độ trừng phạt chống lại Nga rõ ràng còn kéo dài và làm tiêu tốn thời gian của EU trong vài tháng tới. Kết quả bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ với chiến thắng thuộc về ông Donald Trump - người có quan điểm bất đồng với các thành viên EU về chính sách đối với Nga chỉ làm tình hình trầm trọng hơn.

Về phần mình, Ukraine không lấy làm hài lòng với số tiền hỗ trợ từ Liên minh châu Âu, còn đối với việc Tổng thống đắc cử Trump hứa hẹn sẽ cải thiện quan hệ với Moscow làm cho Kiev hết sức quan ngại.

Về phía EU cũng không vội vàng gì mà thông qua chế độ miễn thị thực với Ukraine mà nguyên nhân phần lớn là do một thực tế rằng Pháp và Đức sẽ sớm tổ chức bầu cử.

Sự gia tăng vấn đề di cư sang các nước này không thể không ảnh hưởng đến tâm lý của cử tri. Điều đó ngăn việc đưa ra một chế độ miễn thị thực cho Ukraine và kết quả cuộc trưng cầu ở Hà Lan, điều mà Thủ tướng Mark Rutte theo một cách nào đó đang cố gắng thực hiện cho đến nay vẫn chưa đạt được thành công bởi những người ủng hộ ông không phải là đa số trong quốc hội.

Các cuộc đối thoại về vấn đề tự do hóa chế độ thị thực giữa EU và Ukraine đã được đưa ra thảo luận vào năm 2008. Chính quyền Ukraine mong muốn đạt được chế độ miễn thị thực với EU vào ngày 24/11, nhưng vẫn chưa được giải quyết. Các nhà lãnh đạo EU đã đề cập đến sự cần thiết phải đưa ra nghị quyết đình chỉ chế độ miễn thị thực với các nước thứ ba trong trường hợp gia tăng di cư đột biến.

Đức Dũng (Lược dịch)

Nguồn Infonet: http://infonet.vn/ukraine-phai-tam-gac-lai-tham-vong-gia-nhap-eu-post214574.info