Tuyệt chiêu chữa bệnh của 2 loại cây lá trong vườn - hiệu quả hơn thuốc tây!

Không chỉ là một nguyên liệu gia vị trong nhà bếp, lá lốt và ngải cứu còn có tác dụng trị bệnh rất tốt với những bài thuốc dân gian mà không phải ai cũng biết.

1. Các bài thuốc từ lá lốt

Giải cảm thương hàn

Muốn giải cảm, bạn cần chọn những lá lốt già, có màu xanh đậm để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đầu tiên, bạn hái 20 lá lốt già, rửa sạch rồi thái sợi. Chuẩn bị thêm 1 nắm gạo vo sạch, 1/2 của hành tây (có thể thay bằng hành tím), 1 tép tỏi, 5 nhánh hành hương, 2g gừng thái mỏng. Cho tất cả nguyên liệu trên vào đun cùng 150ml nước sạch. Sau 15 phút, tắt bếp và cho thêm 1 quả trứng gà cùng gia vị vào nồi, khuấy đều. Ăn khi còn nóng.

Chữa đau nhức xương, khớp khi trời lạnh

5-10 g lá lốt phơi khô (15-30 g lá tươi), sắc 2 bát nước còn 1/2 bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30 g), tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng, sắc với 600 ml nước, còn 200 ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.

Trẻ bị tiêu chảy nhiều lần

Lá lốt là vị thuốc an toàn và hiệu quả trong việc điều trị tiêu chảy ở trẻ nhỏ. Lấy 20g lá lốt sắc cùng 10g củ riềng rồi cho trẻ uống 2-3 lần liên tục, mỗi lần cách nhau 1 tiếng.

Chữa đau bụng do nhiễm lạnh

Lá lốt tươi 20 g, rửa sạch, đun với 300 ml nước còn 100 ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục trong 2 ngày.

Chữa chứng ra nhiều mồ hôi ở tay, chân

Lá lốt tươi 30 g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày. Hoặc lá lốt 30 g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4-5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.

Chữa phù thũng do thận

khi bị sưng phù do thận, bạn hãy chuẩn bị 20g lá lốt, rễ cây mỏ quạ, rễ cây tầm gai, lá đa lông, mã đề (mỗi thứ 10g) và sắc cùng 500ml nước đến khi nước cạn còn khoảng 1/3. Uống khi nước còn ấm liên tục trong 3 - 5 ngày ngay sau bữa ăn trưa. Lưu ý: do thuốc chỉ dùng trong ngày nên bạn chỉ nên sắc theo đúng công thức để vừa đủ uống, tránh lãng phí.

Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay

30 g lá lốt tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy 1 bát nước đặc, uống trong ngày. Còn bã cho vào nồi đun với 3 bát nước, đun sôi khoảng 5 phút rồi vớt bã để riêng. Nước dùng để rửa nơi có tổ đỉa, sau đó lau khô lấy bã đắp lên, băng lại. Ngày làm 1-2 lần, liên tục trong 5-7 ngày.

Viêm nhiễm âm đạo, ngứa, ra nhiều khí hư

Viêm nhiễm âm đạo là căn bệnh thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Để trị dứt điểm căn bệnh tế nhị này, bạn hãy dùng 50g lá lốt, 40g nghệ, 20g phèn chua sắc lấy nước, chắt 1 bát để rửa vùng kín, số còn lại dùng để xông hơi âm đạo.

Viêm tinh hoàn

Nếu không may bị viêm tinh hoàn, đừng lo lắng bởi bạn có thể tận dụng những cây lá lốt ngay trong vườn nhà để chữa trị.

Trước tiên, lấy 12g lá lốt, 12g lệ chi, 12 bạch truật, 10g trần bì, 10g bạch linh, 21g sinh khương, 6g sơn thù, 6g phòng sâm, 5g hoàng kỳ, 4g cam thảo. Sau đó cho vào nồi sắc cùng 600ml nước. Sắc đến khi lượng nước còn lại khoảng 1/3 thì tắt bếp. Chia làm nhiều lần uống trong ngày.

2. Các bài thuốc từ ngải cứu

Đau bụng kinh là một triệu chứng hết sức dữ dội và là nỗi ám ảnh của nhiều cô gái và các chị em. Tuy nhiên bài thuốc dưới đây sẽ giúp các chị em giải quyết được nỗi lo đau bụng kinh, trễ kinh hoặc kì kinh kéo dài.

Bài thuốc điều kinh từ ngải cứu

Một tuần trước chu trình kinh nguyệt, sử dụng ngải theo bài thuốc sau:

+ Với đau bụng kinh: Mỗi ngày lấy khoảng 6-12g lá ngải sắc đặc với nước, hoặc nếu bạn không thể uống được như vậy có thể hãm với nước sôi để uống như trà. Nước ngải chia làm 3 lần uống trong ngày, và uống mỗi ngày.

+ Với kinh nguyệt không đều: đến ngày bắt đầu chu kỳ kinh và trong suốt những ngày đang có kinh uống trà ngải cứu theo công thức sau:

• Lá ngải cứu khô (10g), thêm vào 200 ml nước và sắc tới khi còn 100 ml, có thể thêm chút đường để uống.

• Uống 2 lần/ngày.

+ Ngải cứu (300gam)

+ Khuynh diệp (100gam)

+ Lá bưởi (100gam)

+ Nấu với 2 lít nước, rồi xông cả cơ thể trong 15 phút.

- Cách 2:

+ Nấu nước thuốc gồm: ngải cứu, tía tô, lá tần dầy, lá sả

+ Uống từ 3-5 ngày giúp giải cảm.

Lưu ý: Tác dụng của ngải cứu rất tốt, tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều sẽ gây ra ngộ độc.

Nếu sử dụng ngải cứu trong thời gian dài và nhiều sẽ làm dây thần kinh trung ương của bạn dễ bị hưng phấn, mang đến tác dụng phụ là làm chân tay run rẩy, nặng hơn có thể dẫn tới co giật, nói sàm, tê liệt.

Trường hợp nghiêm trọng còn làm các tổn thương các tế bào não, và để lại những di chứng nguy hiểm về sau.

T/h

Nguồn SKCĐ: http://suckhoe.com.vn/thuoc/tuyet-chieu-chua-benh-cua-2-loai-cay-la-trong-vuon-hieu-qua-hon-thuoc-tay-74002