Tướng học giả vạch hướng đi công nghiệp quân sự

Rất nhiều trang bị mới, đặc biệt là những trang bị mới mang tính đột phá, “lấp chỗ trống” đã ra đời. Điều này được báo Trung Quốc tuyên truyền là hiện tượng “bùng nổ”. Trên thực tế, con đường phía trước của ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc hiện nay vẫn gập ghềnh và lâu dài.

Trần Hổ cho rằng, các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Trung Quốc muốn phát triển bền vững trong tương lai thì cần phải giải quyết 3 vấn đề nan giải lớn sau đây:

Thứ nhất, cần phải tiếp tục công phá hoặc vượt qua một số trở ngại công nghệ cốt lõi to lớn đặt ra hiện nay. Chẳng hạn động cơ hàng không, bất kể là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm được chế tạo thành công hay máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 đang bay thử, dư luận đều nghi ngờ về khả năng của nó và đặt câu hỏi: “Động cơ thế nào?”.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc

Động cơ nội địa của Trung Quốc có thể lắp cho những trang bị như thế hay không? Có thể cung cấp động lực cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, cho máy bay vận tải cỡ lớn hay không? Những trang bị hàng không lớn này có “trái tim Trung Quốc” đủ sức sống hay không?

Thứ hai, nâng cao khả năng “tự chủ sáng tạo”.

Trần Hổ cho rằng, nếu bình tĩnh nhìn lại những gì TQ gọi là vui mừng, những sản phẩm của hiện tượng “bùng nổ” nêu trên thì sẽ phát hiện, thực ra những sản phẩm đó phần lớn đều ít nhiều nằm trong trạng thái “tự chủ phát triển”, thậm chí cá biệt nằm trong một giai đoạn của “tự chủ sản xuất”. Muốn thực sự đi vào giai đoạn “tự chủ sáng tạo” thì còn phải đi một con đường dài.

Tuy nhiên, có một thực tế rõ ràng là bất kể là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20, J-31 hay máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 đang bay thử, chúng đều không thể nói là sản phẩm của “tự chủ sáng tạo”. Bởi vì, công nghệ tương ứng đã sớm ra đời ở nước khác, việc Trung Quốc nghiên cứu phát triển chúng là để “lấp chỗ trống”, là “đuổi theo" - thực tế là công nghệ sao chép.

Trong một số chương trình lớn, như tàu sân bay Liêu Ninh chính thức biên chế cho hải quân, thực ra, về việc nghiên cứu phát triển, sản xuất tàu sân bay, Trung Quốc còn phải trải qua hai giai đoạn là tự chủ sản xuất và tự chủ nghiên cứu phát triển.

Trong tương lai, tự chủ sáng tạo của công nghiệp quân sự Trung Quốc đòi hỏi Trung Quốc phải tự đưa ra được những ý tưởng, khái niệm như vậy, sản xuất được những sản phẩm “tiêu chuẩn về ngành nghề” mang tính thế giới. Chỉ có đạt được trình độ như vậy, mới có thể gọi là thực sự đạt tự chủ sáng tạo. Rõ ràng, Trung Quốc còn có một khoảng cách dài với “tự chủ sáng tạo”.

Máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 Trung Quốc vừa bay thử thành côngcó dáng dấp của máy bay vận tải Ucraina, Nga, Mỹ

Thứ ba, nâng cao và tăng cường chức năng tự “tạo máu”.

Nhìn vào phạm vi thế giới, các doanh nghiệp công nghiệp quân sự cỡ lớn không thể dựa đơn thuần vào đầu tư của nhà nước và đơn đặt hàng của quân đội nước mình để duy trì sự phát triển.

Nếu không có khách hàng rộng lớn hơn, nếu không có khả năng chiếm được thị trường quốc tế, thì những doanh nghiệp công nghiệp quân sự cỡ lớn này không thể phát triển bền vững.

Trần Hổ cho rằng, chỉ có công phá được ba cửa ải khó khăn trên, giải quyết được những trở ngại công nghệ quan trọng, giải quyết được khả năng tự chủ sáng tạo và giải quyết được chức năng tự “tạo máu”, ngành công nghiệp quân sự của Trung Quốc mới có thể thực sự trở thành một ngành hàng đầu, dẫn trước trên phạm vi thế giới.

Nhìn từ góc độ như vậy, ngành công nghiệp quân sự của Trung Quốc còn có nhiệm vụ nặng nề và lâu dài trong tương lai.

Tổng hợp theo GDVN

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/ky-thuat-quan-su/201302/Tuong-hoc-gia-vach-huong-di-cong-nghiep-quan-su-2341565/