Trung Quốc trang bị vũ khí gì khiến Nhật dè chừng?

<strong>(Quốc phòng) - Thời gian gần đây Thời gian gần đây Trung Quốc đã ký thỏa thuận mua sắm 1 loạt các loại vũ khí tối tân như tàu ngầm, máy bay chiến đấu... Việc mạnh tay mua sắm của Trung Quốc được cho là để hiện đại hóa quân đội ngày 1 tinh nhuệ, hiện đại và đặc biệt là nhằm đối phó với Nhật Bản trong tình hình quan hệ giữa hai ngước đang ngày càng trở nên căng thẳng. </strong>

Cuối tháng 12/2012, Bắc Kinh đã đạt được thỏa thuận với Moscow mua 4 tàu ngầm lớp “Amur” kiểu 1650. Trung Quốc hiện đã sở hữu khoảng 80 tàu ngầm thông thường và đang nỗ lực phát triển các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo cỡ lớn nhưng vẫn sẵn sàng chi 1 khoản tiền lớn để mua loại tầm ngầm cỡ nhỏ này.

Nguyên nhân được cho là vì trong thời gian qua, ngoài việc không ngừng phát triển lực lượng tàu ngầm (đặc biệt là tàu ngầm AIP lớp “Soryu”), Nhật còn đồng ý cho Australia tham gia vào kế hoạch sản xuất “Soryu”, trong khi đó, một kình địch khác của Trung Quốc là hải quân Ấn Độ cũng lên kế hoạch mua tàu ngầm “Amur”. Có thể nói là các đối thủ chính của Trung Quốc đều đã, đang và sắp có những loại tàu ngầm tiên tiến nhất mà Trung Quốc vẫn đang dậm chân tại chỗ trong việc phát triển tàu ngầm loại này. Trước sức ép đó, Trung Quốc không thể chờ đợi trong thấp thỏm để mua SMX-26 nên họ đã quyết định mua “Amur” để làm đối trọng với Nhật.

Trực thăng vận tải Mi-171E. Ảnh: RIA Novosti

Mới đây nhất là việc Trung Quốc sẽ mua máy bay Su-35 mới của Nga. Bản thỏa thuận liên chính phủ được ký kết vào tháng 1-2013, và trong tương lai gần, hai bên sẽ bắt đầu bàn bạc về việc chuẩn bị bản hợp đồng liên quan.

Nguồn tin cho biết, lô hàng tối thiểu là 40 Su-35 thế hệ mới, nhằm “đảm bảo hợp đồng có lợi cho Nga, tránh rủi ro nghiêm trọng về rò rỉ công nghệ. Trên thực tế, việc máy bay Nga bị sao chép một cách máy móc xảy ra thường xuyên trong quá khứ”.Hiện nay, Trung Quốc là nhà sử dụng nước ngoài lớn nhất các máy bay chiến đấu dòng Su-27/Su-30.

Tiêm kích Su-35.

Vào cuối tháng 1/2013, một số website ở Trung Quốc đưa tin Trung Quốc và Nga đã thỏa thuận về việc bán cho Trung Quốc 36 máy bay TU-22M3 đợt đầu giao 12 chiếc, đợt sau 24 chiếc, với giá 1,5 tỷ USD, bao gồm cả việc chuyển giao tất cả dây chuyền công nghệ sản xuất…

Tu-22M3 là loại máy bay ném bom chiến lược siêu thanh, có tầm bay 6.800 km và có thể mang 24.000 kg chất nổ, trong đó có bom nguyên tử, tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân. Trước đây, Tu-22M3 được biên chế trong Không quân chiến lược Nga, nay chỉ còn trong Hải quân Nga.

Máy bay ném bom Tu-22M3 của Nga.

Tháng 8/2013 hãng thông tấn Interfax đã ra thông báo công ty Nga Rosoboronexport đã ký một hợp đồng cung cấp cho Trung Quốc 52 máy bay trực thăng đa chức năng Mi-171E. Theo hợp đồng trị giá 600 triệu USD, 8 chiếc trực thăng Mi-171E đầu tiên sẽ được Nga chuyển giao trước cuối năm nay. Bắc Kinh sẽ tiếp nhận số máy bay còn lại đến năm 2014.

Mi-171E, phiên bản xuất khẩu của Mi-8/17, là một trực thăng vận tải tua bin kép cỡ trung, cũng có thể hoạt động như một máy bay chiến đấu. Phía Trung Quốc nhận xét máy bay Mi-171E được trang bị các loại động cơ VK-2500-03 và VSU SAFIR 5K/GMI đã được nâng cấp nên cho phép bay vận tải ở độ cao lớn, kể cả trên các dãy núi cao và vào ban đêm.

Trực thăng vận tải Mi-171E. Ảnh: RIA Novosti

Không chỉ mua máy bay trực thăng, ngày 22/8, Interfax cũng cho biết Trung Quốc cũng đang muốn mua máy bay vận tải quân sự của Nga.Interfax cho biết máy bay vận tải quân sự mới Il-476 được sản xuất hàng loạt tại thành phố Ulyanovsk của Nga, có thể sẽ được cung cấp cho Trung Quốc. Điều này được ông Vyacheslav Dzirkaln, Phó Giám đốc Cục Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga (FSVTS) tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với Interfax.

Một máy bay vận tải IL-476.

Bên cạnh đó, cơ quan Liên bang về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự (FSMTC) của Nga ghi nhận sự quan tâm lớn của nước ngoài đối với hệ thống tên lửa phòng không mới S-400 "Triumph" và không loại trừ rằng nước đầu tiên mua nó có thể là Trung Quốc, phó giám đốc FSMTC Vyacheslav Dzirkaln cho biết.

Theo The Voice of Russia, ông Dzirkaln tiết lộ thông tin này tại triển lãm vũ khí "IDEX-2013" đang diễn ra ở UAE. Ông cũng lưu ý rằng S-400 khá là tốn kém và không phải tất cả các nước có thể đủ khả năng để mua.

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 do Nga chế tạo. Ảnh: defense-update

Có thể thấy trong hoàn cảnh căng thẳng Trung Quốc - Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang ngày càng xấu hơn, có sự chuyển biến từ đấu khẩu sang đối đầu quân sự. Việc tàu thuyền Trung Quốc ra vào hải phận quần đảo hiện do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh cũng đòi chủ quyền đã leo thang sang lĩnh vực không quân. Sự gia tăng tình trạng xâm phạm không phận Nhật Bản từ phía Trung Quốc đã khiến Mỹ lo ngại và cảnh báo rằng chiến tranh Trung - Nhật sẽ bùng phát nếu Nhật bắn cảnh cáo máy bay xâm nhập không phận.

Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều chưa hề tỏ dấu hiệu nhượng bộ trước vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giàu tài nguyên. Sự kiện này đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ hai nước.

Nguồn ĐS&PL: http://phunutoday.vn/xa-hoi/quoc-phong/201302/Trung-Quoc-trang-bi-vu-khi-gi-khien-Nhat-de-chung-2211287/