Trung Đông mới

Một trong những đặc trưng điển hình của “Trung Đông mới” là các liên minh không chỉ dựa trên các dòng tôn giáo hay dân tộc.

Trong năm qua, thế giới đã chứng kiến sự hình thành một “Trung Đông mới”, trong đó Israel đóng vai trò quan trọng. Thuật ngữ “Trung Đông mới” do cựu Thủ tướng Israel, ông Shimon Peres sáng lập, sau khi ký Hiệp định Oslo với người Palestine vào những năm 1990. Mặc dù thế giới Arab bác bỏ thuật ngữ này là một nỗ lực của Israel nhằm đạt sự thống trị trong khu vực thông qua các phương tiện phi quân sự, nhưng rõ ràng, ngoại giao của Israel đạt được tiến bộ này bằng cách ghi được những thành tựu đáng kể trong khu vực.

Tuy nhiên, ngày nay, không phải chỉ có đóng góp của Israel mới thúc đẩy sự hình thành của Trung Đông mới. Mà rõ ràng, đây là một sản phẩm của hàng loạt vấn đề, gồm sự chiếm đóng của người Mỹ ở Iraq vào năm 2003, sự nổi lên của Iran và làn sóng các cuộc cách mạng mùa xuân Arab gây ra sự hỗn loạn ở các quốc gia lớn (Ai Cập, Syria) và các nước nhỏ (Libya, Yemen, Tunisia, Bahrain).

Sự tan vỡ của thế giới Arab đã buộc một số nước tìm kiếm các đồng minh bên ngoài để chiến đấu với các mối đe dọa từ bên trong và cả bên ngoài. Cùng với nhau, những phát triển này tạo ra kiến trúc mới về các liên minh và liên minh dựa trên các lợi ích chung. Một trong những đặc trưng điển hình của Trung Đông mới là các liên minh không chỉ dựa trên các dòng tôn giáo hay dân tộc.

Ví dụ, một số quốc gia Sunni như Jordan, Saudi Arabia và Ai Cập đang lo ngại trước sự mở rộng ảnh hưởng Iran và Hồi giáo Shiite, và các đồng minh, trong khi các quốc gia Sunni như Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Iran.

Hơn thế nữa, thế giới Arab Sunni không chỉ là lực lượng chống lại Qatar, vì sự ủng hộ của nhóm Anh em Hồi giáo (MB) và chính sách thân Iran, mà còn chống lại một loạt các tổ chức Sunni khác được xem là các nhóm khủng bố, như Al-Qaeda, IS…

Một dấu hiệu cho thấy sự chia rẽ giữa người Sunni là sự chia rẽ giữa người Palestine, những người bị chia cắt không chỉ về mặt địa lý mà còn về ý thức hệ và tư tưởng chính trị giữa chính quyền Palestine ở Bờ Tây và Hamas ở Gaza. Nếu điều này chưa đủ chứng minh thì hãy xem người Kurd ở Iraq (người Hồi giáo Sunni nhưng không phải là Arab), vốn đã tuyên bố một cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập, gây áp lực lên chính quyền Baghdad và Thổ Nhĩ Kỳ lân cận - nơi có một thiểu số người Kurd rất lớn.

Có thể “Trung Đông mới” xuất phát từ Israel. Nhưng hiện nay, hầu hết các quốc gia Arab Sunni đã từ bỏ ý thức hệ ủng hộ chủ nghĩa hiện thực chính trị. Đã đến lúc chính phủ Israel cũng phải làm như vậy, và tiến tới hòa bình với Palestine.

THANH VĂN

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/92_169266_trung-dong-mo-i.aspx