Trong lịch sử, rốt cuộc thì Ung Chính tuyệt tình tới mức nào? Hoàn toàn có thể nhìn ra được từ trong những việc mà ông làm

Con người của Ung Chính rất cực đoan, yêu hận rõ ràng. Ông đối xử với bạn bè thì ấm áp như gió mùa xuân, đối với kẻ thù thì lạnh lẽo như mùa đông băng giá. Tuy nhiên, lúc cần tuyệt tình lại cực kỳ tuyệt tình với những kẻ lừa dối ông.

Ái Tân Giá La Dận Chân (13/12/1678 - 08/10/1735) là vị hoàng đế thứ 5 của triều Thanh, vị vua thứ 3 sau khi định đô ở Bắc Kinh, là con trai thứ 4 của Khang Hi. Mẫu thân là hoàng hậu Hiếu Cung Nhân, tức Đức Phi Ô Nhã Thị. Khang Hi năm thứ 37 (năm 1698) phong Bối Lặng.

Khang Hy năm thứ 48 (năm 1709), Dận Chân được phong làm Ung Thân Vương. Sau khi phế Thái tử Dận Nhưng, Dận Chân tích cực tham gia tranh đoạt ngôi vị Thái tử. Ngày 13 tháng 11 năm Khang Hi thứ 61 (năm 1722), hoàng đế Khang Hi ốm bệnh và qua đời ở ngoại ô Sướng Xuân Viên phía Bắc, ông kế thừa hoàng vị, năm kế tiếp thay đổi niên hiệu thành Ung Chính.

Ung Chính được biết đến là một vị vua cực kỳ kiên định, có phần cực đoan, rất ghét bị lừa dối.

Cải cách của ông không hề thuận buồm xuôi gió mà gặp phải những trở ngại cực lớn. Trong đó, sự “đấu tranh” với những phần tử tri thức có thể nói là cực kỳ gay gắt. Cả đời ông rất ghét tham ô, thối nát nên ông cũng chỉ dùng những vị quan thanh liêm. Trong đó, Điền Văn Kính để lại nhiều sự tranh luận, ông làm quan cực kỳ thanh liêm nhưng lại là một vị quan khốc sử (lạm dụng hình phạt để tàn sát người dân). Tuy các thành tích chính sự vô cùng hiển hách nhưng những phần tử tri thức lại phê bình ông gay gắt. Sự kiện các thí sinh Hà Nam bãi thi và sự tranh chấp của ông với Lý Phất trên triều đường đã thể hiện ra sự lạnh lùng vô tình của ông ta.

Cuộc tranh giành ngai vị tàn khốc đến mức nào, để có thể giành chiến thắng và đoạt được ngai vị, không thể không nói lòng dạ Ung Chính thâm sâu cỡ nào, thủ đoạn vô biên. Trước khi Thái tử Dận Nhưng bị phế truất, ông luôn ủng hộ Thái tử. Sau khi Thái tử bị phế truất lần thứ 2, ông lại lựa chọn thu mình, giấu đi những ánh hào quang của mình lại. Chính sự nhẫn nhịn này của Ung Chính đã khiến Khang Hi cực kỳ coi trọng ông. Các học giả luôn cho rằng sở dĩ Khang Hi lựa chọn Ung Chính làm người kế vị là vì ông đã nhắm sẵn con trai của Ung Chính - Ái Tân Giác La - Hoằng Lịch.

Thời gian Ung Chính trị vì đã chỉnh đốn lại cơ cấu và đã làm một chuỗi các cải cách trong tác phong làm việc của quan lại. Ví dụ như tăng cường sự thống trị đối với các dân tộc thiểu số vùng tây nam, thực hiện phế bỏ các thổ tư địa phương của vùng tây nam, thay vào đó sẽ đưa các quan tới thống trị trực tiếp. Đồng thời, chỉnh đốn lại tài chính một cách mạnh mẽ, thực hiện chính sách trung ương thống nhất một tỉ lệ hao tổn để thu thuế,...

Đặc biệt là Ung Chính năm thứ 7 (năm 1729) đã xuất binh Thanh Hải, dẹp loạn La Bốc Tàng Đan Luật tạo phản. Đồng thời, thiết lập sở quân cơ để tăng cường hoàng quyền. Trong khoảng thời gian Ung Chính tại vị, ông cần mẫn với chính sự, ông nói: “Chỉ cần ban ngày cần cù, ban đêm yêu cầu bản thân một cách nghiêm khắc, cảnh giác thì sẽ không để xảy ra sai sót”. Một chuỗi những cải cách của ông đã có tác dụng quan trọng cho sự nối tiếp của sự phát triển đỉnh cao tư thời Khang Hi tới thời Càn Long.

Ung Chính bản tính nghiêm khắc, cần mẫn, khó tính, thẳng thắn, mâu thuẫn, hành động quyết đoán, cay nghiệt, tâm tư thâm sâu. Những chiêu trò chọc phá là sở trường của ông, thậm chí bản thân ông còn rất tự hào về nó, không bỏ qua bất kỳ cơ hội chọc phá nào, không nể mặt bất kỳ ai. Con người này cực kỳ cực đoan, yêu hận rõ ràng, tưởng chừng như đối xử với bạn bè thì ấm áp như gió mùa xuân, đối với kẻ thù thì lạnh lẽo như mùa đông băng giá. Ông cũng yêu cầu rất khắt khe đối với sự thành thật của người khác, rất ghét bị người khác lừa dối.

- Video: Ngắm sự kỳ vĩ và lộng lấy của Tử Cấm Thành từ trên cao. Nguồn: Sky Eye.

Theo Vũ Phong/Công lý & Xã hội

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/trong-lich-su-rot-cuoc-thi-ung-chinh-tuyet-tinh-toi-muc-nao-hoan-toan-co-the-nhin-ra-duoc-tu-trong-nhung-viec-ma-ong-lam/20240101093522927