Trận bóng đá ' Tô cam Giấc Mơ': Vì một tương lai an toàn cho phụ nữ và trẻ em

Ngày 11/11, Gần 100 học sinh từ Hà Giang, Hà Nội đã có trận bóng giao lưu cùng các tuyển thủ nữ bóng đá quốc gia Việt Nam.

Trận bóng đá giao hữu 'Tô cam giấc mơ' nhấn mạnh tầm quan trọng của thể thao trong việc ủng hộ sự đa dạng, bình đẳng và thách thức các chuẩn mực giới có hại để mọi cá nhân.

Từ đó, xóa bỏ phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới, gốc rễ của bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Màu cam được Liên Hợp quốc lựa chọn là biểu tượng cho chiến dịch xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Màu cam đồng thời thể hiện khát vọng về tương lai tươi sáng, bình đẳng, không có bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Tiết mục văn nghệ chào mừng của học sinh Hệ thống trường Liên cấp Việt - Úc Hà Nội (VAS Hanoi).

Trong những năm gần đây, thể thao đã chứng tỏ khả năng to lớn trong thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái.

Tiết mục chào mừng của các bạn học sinh đến từ Hà Giang.

Bóng đá nói riêng có thể kết nối cộng đồng, cải thiện sức khỏe, giải tỏa áp lực và kiểm soát những hành vi bạo.

Số liệu thống kê cho thấy bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn là một trong những thách thức lớn tại Việt Nam.

Ngoài việc tham gia và cổ vũ cho trận bóng đá giao hữu, các em học sinh tại Hà Nội và Hà Giang còn có cơ hội giao lưu, trò chuyện với các nữ tuyển thủ bóng đá quốc gia Việt Nam.

Bà Caroline Nyamayemombe, Quyền trưởng văn phòng UN Women Việt Nam phát biểu tại sự kiện.

Huấn luyện viên Mai Đức Chung phát biểu tại sự kiện.

Trận bóng đá 'Tô Cam Giấc Mơ' do UN Women phối hợp với UNESCO, Đại sứ quán Na-Uy tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm truyền thông Tài nguyên và Môi trường, LĐBĐ Việt Nam, dự án FFAV thực hiện.

Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Chiến dịch toàn cầu 16 Ngày hành động chấm dứt bạo lực giới( 25/11-10/12).

Cầu thủ Thanh Nhã và Hải Yến trong sự kiện.

Cựu cầu thủ Minh Nguyệt và cầu thủ Vũ Thị Hoa.

Bà Miki Nozawa, Trưởng Ban Giáo dục của UNESCO Việt Nam ghi nhận sự tự tin niềm vui khi học tập cũng như chơi thể thao của em học sinh Trường Dân tộc bán trú TH và THCS Bản Máy, huyện Hoàng Su Phì.

Đây là một trong những trường học đã tham gia tích cực vào Dự án Chúng tôi CÓ THỂ giai đoạn 1 do UNESCO và Bộ GD&ĐT triển khai với sự tài trợ của Quỹ Malala phối hợp với FEAV.

Bà Caroline Nyamayemombe trong đội hình đá giao lưu cùng các bạn học sinh.

UNESCO tin tưởng nền tảng này sẽ giúp các em không chỉ theo đuổi học tập bền bỉ vì một tương lai tươi sáng mà còn ươm nên những nhà lãnh đạo nữ tài năng.

Thế Đại

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/tran-bong-da-to-cam-giac-mo-vi-mot-tuong-lai-an-toan-cho-phu-nu-va-tre-em-post660699.html