Trạm trộn bê tông có 'cứng' hơn pháp luật?

Trên địa bàn huyện Hoài Đức, Tp Hà Nội tồn tại nhiều trạm trộn bên tông không được cấp phép hoạt động tuy nhiên chưa bị xử lý triệt để.

Tại cụm công nghiệp An khánh, xã An Khánh, huyện Hoài Đức có tới 5 trạm trộn bê tông như: A&P, An Phúc, và trạm Sông Đà Việt Đức.

Trạm A&P thuộc Công ty cổ phần bê tông xây dựng A&P, mặc dù không đầy đủ các giấy tờ hoạt động, và đã bị UBND huyện Hoài Đức yêu cầu dừng hoạt động, tự tháo dỡ công trình vi phạm, tuy nhiên theo ghi nhận của phóng viên trạm trộn trên vẫn ngang nhiên tồn tại, hoạt động.

Tại trạm A&P hàng ngày các xe bồn, xe tải chở VLXD vẫn tấp nập ra vào hoạt động.

Bên trong trạm trộn này, nước thải được đưa vào bể lắng rất thô sơ, sau đó chất thải sẽ được đổ trực tiếp ra ngoài môi trường.

Tại trạm trộn bê tông An Phúc, thuộc Công ty TNHH sản xuất và Kinh doanh VLXD An Phúc, có diện tích 8213,8 m2 cũng không có giấy phép xây dựng được cấp thẩm quyền cấp.

Hồ sơ pháp lý hoạt động theo quy định của pháp luật không đầy đủ. Do đó phía UBND huyện Hoài Đức đã yêu cầu công ty An Phúc dừng hoạt động cho đến khi đầy đủ giấy tờ theo đúng quy định của pháp luật.

Trạm trộn bên tông An phúc vẫn ngang nhiên hoạt động, sản xuất cả ngày lẫn đêm cho dù vẫn chưa đầy đủ giấy phép theo quy định.

Các xe bồn "vô tư" chạy ngược chiều gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Các trạm trộn bê tông trên tồn tại, không những gây thất thoát về kinh tế nhà nước, mà còn gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến đời sống của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.

Đề nghị các cơ quan chức năng sớm có giải pháp quyết liệt chấn chỉnh tình trạng trên.

Pháp luật plus sẽ tiếp tục thông tin.

Phạm Hiển - Chí Hiếu

Nguồn Pháp Luật Plus: http://www.phapluatplus.vn/tram-tron-be-tong-co-cung-hon-phap-luat-d26725.html