Trăm cái hại khi sinh con muộn của nhiều cặp vợ chồng

Đối với phụ nữ khi mang thai muộn sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả con. Bài viết sau sẽ chia sẻ cho bạn những nguy cơ tiềm ẩn khi mang thai muộn.

Có nhiều người đã gần 40 tuổi mà vẫn sinh con nếu "dính bầu". Thực sự điều này không hề tốt cho đứa trẻ chút nào.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Theo như Thạc sĩ Đỗ Thị Như Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ Phú Yên, cho biết, phụ nữ sinh con khi đã lớn tuổi( trên 35 tuổi), con sinh ra rất dễ gặp nhiều vấn đề, trong đó hay gặp nhất là hội chứng Down. Nguyên nhân là do tuổi tác làm cho các nhiễm sắc thể ở trứng dễ kết dính với nhau và khi tạo thành một tổ hợp nhiễm sắc thể nào đó thì có thể dẫn đến hội chứng Down. Ngoài ra còn có thể gặp một số bệnh khác do có nhiễm sắc thể thừa. Trẻ bị Down thường có các biểu hiện bất thường về hình thái và chức năng như: Mũi nhỏ, sống mũi thấp. Đôi tai nhỏ, dị thường, kém mềm mại. Khoảng cách giữa ngón chân cái và ngón thứ hai rộng, lưỡi thường quá to so với miệng vv…

Còn các nhà khoa học tại Viện Karolinska (Thụy Điển) và Đại học Bristol (Anh) đã phân tích hồ sơ y khoa của 700.000 người được sinh ra trong thời gian từ năm 1973 đến 1980. Họ nhận thấy, những trẻ có bố lớn tuổi có nguy cơ bị tâm thần phân liệt cao hơn hẳn những trẻ khác khi lớn lên. Khoảng 15,5% ca bệnh tâm thần phân liệt trong số đối tượng được nghiên cứu có bố trên 30 tuổi tại thời điểm ra đời. Theo phân tích này, đàn ông ở tuổi 50 trở lên có tỉ lệ sinh con bị tâm thần phân liệt cao gấp 3 lần đàn ông 25 tuổi. Họ cũng ước tính rằng khoảng 1/4 trường hợp bị tâm thần phân liệt là do được sinh ra bởi các ông bố cao tuổi.

Bố mẹ lớn tuổi sinh con chứa đựng tiềm ẩn nguy hiểm

Phần lớn đàn ông ở độ tuổi 50, 60 trở lên có khả năng sinh ra đứa trẻ mắc hội chứng Apert (hội chứng sọ mặt) cao hơn 10 lần so với đàn ông từ 30 tuổi trở xuống. Một nghiên cứu khác của Học viện Karolinska, Thụy Điển cũng cho thấy con cái của đàn ông từ 55 tuổi trở lên có khả năng bị rối loạn lưỡng cực cao hơn 1,37 lần các ông bố trẻ. Ngoài ra, những đứa trẻ sinh ra có nguy cơ trẻ bị suy yếu não nghiêm trọng và thường có chỉ số IQ thấp hơn những đứa trẻ khác.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Khi người phụ nữ bước sang tuổi 35 thì không nên sinh con. Nếu vẫn quyết định sinh con thì các nguy cơ khi sinh con muộn thường gặp là: sẩy thai, đẻ non, tiền sản giật, thai lưu, đẻ khó,... Mang thai khi đã lớn tuổi thì tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể cao nên tỷ lệ con mắc bệnh đần độn (Down) ở các bà mẹ này thường cao hơn bình thường. Nên nhớ rằng nguy cơ càng tăng khi tuổi mang thai càng cao.

Đặc biệt, trẻ em do người bố cao tuổi sinh ra dễ có đột biến di truyền liên quan đến bệnh tự kỷ và có nguy cơ bị tự kỷ cao gấp 6 lần trẻ em sinh ra bởi các ông bố dưới 30 tuổi.

Vậy nên làm gì khi muốn có con

Nếu vợ chồng thực sự muốn có con thì cần cân nhắc kỹ lưỡng. Việc đầu tiên nên làm đó là làm xét nghiệm máu để kiểm men gan, đường huyết, mỡ máu và phát hiện một vài bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: HIV, viêm gan siêu vi B, gene, nhiễm sắc thể.

Tốt nhất vợ chồng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ trong một số trường hợp như đang bị bệnh mãn tính, hay đang dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Vì một số loại thuốc ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng tinh trùng (như thuốc trị cao huyết áp, thấp khớp, kháng sinh, động kinh…)

Huyền Trang (t/h)/Khoevadep

Nguồn Phụ Nữ Today: http://phunutoday.vn/tram-cai-hai-khi-sinh-con-muon-cua-nhieu-cap-vo-chong-d127434.html