Tọa đàm khoa học 'Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam'

Sáng ngày 24/3, Viện Nhân học Văn hóa cùng công ty TNHH Tư vấn & Nguồn nhân lực Schengen Apprentice tổ chức buổi tọa đàm khoa học 'Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam' giữa những nhà nghiên cứu tín ngưỡng và những người thực hành tín ngưỡng.

Sáng ngày 24/3, Viện Nhân học Văn hóa cùng công ty TNHH Tư vấn & Nguồn nhân lực Schengen Apprentice tổ chức buổi tọa đàm khoa học “Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam” giữa những nhà nghiên cứu tín ngưỡng và những người thực hành tín ngưỡng.

Buổi tọa đàm nhằm mục đích chia sẻ kiến thức, giải đáp thắc mắc về tín ngưỡng thờ Mẫu, cũng như khẳng định lại những giá trị, ý nghĩa mà tín ngưỡng thờ Mẫu đem lại.

TS, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đức Hiển cho biết, mỗi người có một nhân duyên khác nhau khi đến với các vị thánh Mẫu.

TS, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đức Hiển cho biết, mỗi người có một nhân duyên khác nhau khi đến với các vị thánh Mẫu.

Đến tham dự buổi tọa đàm gồm có PGS.TS Đỗ Lai Thúy; TS, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đức Hiển; ThS, nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Đàm Lan.

Trong các tín ngưỡng thực hành ở Việt Nam, Tín ngưỡng thờ Mẫu là tín ngưỡng mang bản sắc Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu (hay còn thường được gọi là Đạo Mẫu), một tín ngưỡng dân gian Việt tiêu biểu nhất vẫn còn tồn tại và phát triển, cho tới nay đã được nghiên cứu tương đối đa dạng trên nhiều phương diện, cách tiếp cận, rồi cả địa bàn nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn còn gợi ra rất nhiều chiều kích còn tồn nghi để cùng khám phá, suy ngẫm và minh giải.

Với vốn kiến thức cũng như sự dày công nghiên cứu về tín ngưỡng, tâm linh, các diễn giả giải thích cặn kẽ, chi tiết về nguồn gốc, ý nghĩa tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, những thủ tục, yêu cầu riêng của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa hầu đồng.

“Khi cuộc sống của chúng ta gặp biến cố, ta tìm về tín ngưỡng” - ThS, nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Đàm Lan.

“Khi cuộc sống của chúng ta gặp biến cố, ta tìm về tín ngưỡng” - ThS, nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Đàm Lan.

Tín ngưỡng thờ Mẫu có một nghi lễ điển hình nhất – đó chính là nghi lễ hầu đồng. TS, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đức Hiển đưa ra những giải đáp về việc nhân duyên trở thành thanh đồng, mở phủ, cũng như biểu hiện của những người có căn đồng. Ông cũng khẳng định rằng không cần quá cầu kỳ, tốn kém để tạo ra một buổi hầu đồng.

Các diễn giả gồm (từ trái qua): TS, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đức Hiển; PGS.TS Đỗ Lai Thúy; ThS, nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Đàm Lan.

Các diễn giả gồm (từ trái qua): TS, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đức Hiển; PGS.TS Đỗ Lai Thúy; ThS, nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh Đàm Lan.

PGS.TS Đỗ Lai Thúy đưa ra những giả thiết về nguồn gốc tín ngưỡng thờ Mẫu.

PGS.TS Đỗ Lai Thúy đưa ra những giả thiết về nguồn gốc tín ngưỡng thờ Mẫu.

ThS, nhà nghiên cứu Đàm Lan đem đến nhiều kiến thức, nhấn mạnh ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam. Bà còn cho biết, trong văn hóa hầu đồng, vấn đề phi giới tính chiếm tỉ lệ rất cao.

Buổi tọa đàm giải đáp được khúc mắc của các khách mời tham dự, đồng thời đem lại nhiều ý nghĩa, gợi mở những nhận thức mới về tín ngưỡng này./.

CTV Khánh Linh/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/van-hoa/toa-dam-khoa-hoc-tin-nguong-tho-mau-o-viet-nam-post1009531.vov