Tình báo Mỹ đã lấy thông tin từ lãnh đạo Liên Xô như thế nào?

Năm 1956, tại Đại hội Đảng lần thứ XX, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô khi đó là Nikita Sergeyevich Khrushchyov đã có một bài phát biểu gây chấn động thế giới. Một phần nội dung của bài phát biểu này nhắc đến những thay đổi to lớn về chính sách đối ngoại của Liên Xô, đồng thời nó sẽ làm thay đổi toàn bộ cục diện của cuộc chiến tranh lạnh đang ở mức cao trào giữa Liên Xô và các nước phương Tây. Sau bài phát biểu của Tổng bí thư Nikita Sergeyevich Khrushchyov, Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã đau đầu tìm mọi cách moi được thông tin từ bản báo cáo đặc biệt quan trọng này.

Lệnh "động thủ" từ Tổng thống Vì nội dung bản báo cáo của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Sergeyevich Khrushchyov được bảo mật kỹ lưỡng, bản in của nó cũng không được phát tán, thậm chí ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô khi đó (KGB) cũng chỉ có vài bản. Tất cả những thông tin khác trừ những lời đã phát biểu của Tổng Bí thư tại Đại hội đều được bảo mật một cách tối đa. Trước tình hình này, Tổng thống Mỹ khi đó là Eisenhower lập tức chỉ thị xuống ngoại trưởng John Foster Dulles: Ngay tức khắc tìm mọi biện pháp mang toàn bộ nội dung bản báo cáo của Tổng bí thư Nikita Sergeyevich Khrushchyov về Mỹ. Rất có thể đây là những bước đi mới của Chính phủ Liên Xô mà chúng ta vẫn chưa thể lường trước được. Nhận được chỉ thị từ Tổng thống, ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đã đau đầu với nhiệm vụ rất khó khả thi này. Làm sao có thể lấy được tài liệu mật mà Liên Xô đang nắm giữ? Một thông tin tình báo của Mỹ cho biết: Tài liệu của bản báo cáo đã được gửi đến chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa. Lập tức, người đứng đầu Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã đề cử lên ngoại trưởng John Foster Dulles hai đặc vụ trẻ tuổi - Robert Emmerich và Vesna. Hai nhà tình báo này khi đó vẫn đang công tác tại CIA, tuy tuổi đời còn trẻ nhưng đã có những thành tích xuất sắc. Khi đó, cấp dưới của ngoại trưởng John Foster Dulles tiết lộ cho ông một thông tin: "Robert Emmerich có quan hệ khá mật thiết với người Nam Tư... Sau khi nhận được thông tin quý báu này, ngoại trưởng Mỹ đã lập tức mời Robert Emmerich đến văn phòng và hỏi: "Nếu như tôi giao nhiệm vụ quan trọng này cho anh, anh sẽ làm thế nào để mang thông tin tình báo về? Lúc này, Robert Emmerich đã tự tin trả lời: "Tôi sẽ thông qua mối quan hệ thân thiết với Bộ Ngoại giao Nam Tư để lấy thông tin". Sau câu trả lời này, công việc đã chính thức được giao cho đặc phái viên Robert Emmerich. Sau khi nhận nhiệm vụ, tháng 3/1956, Robert Emmerich đã lên máy bay nhận công tác tại đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Sarajevo - Nam Tư với thân phận là đặc phái viên. Thất bại vì đánh bài ngửa Tại Nam Tư, đặc vụ Robert Emmerich âm thầm thực hiện kế hoạch của mình. Khi vừa đặt chân đến đất nước Nam Tư, Robert Emmerich đã sắp xếp ngay một cuộc gặp và hội đàm với Phó chủ tịch kiêm Bộ trưởng ngoại giao nước này khi đó là ông Edward Qadir. Trong cuộc hội đàm kín kéo dài hai tiếng, Robert Emmerich không hề nhắc đến việc báo cáo của Liên Xô. Trong thời gian đầu của buổi họp, vị đặc phái viên này chỉ ra sức ca ngợi những thành tựu kinh tế mà Nam Tư đã đạt được trong thời gian vừa qua. Đồng thời thay mặt chính phủ, Robert Emmerich cũng tràn đầy niềm tin vào sự hợp tác đầy tiềm năng và khoản tiền mà Chính phủ Mỹ sẽ cân nhắc cho Nam Tư vay trong thời gian sắp tới. Sau khi ca ngợi về thành tựu đã đạt được của Nam Tư cũng như hy vọng vào sự hợp tác tốt đẹp giữa hai nước trong tương lai, Robert Emmerich đã nói rõ mục đích của mình: "Theo thông tin đáng tin cậy mà chúng tôi nhận được, trong Đại hội Đảng lần thứ XX của Liên Xô vừa qua, Tổng bí thư Nikita Sergeyevich Khrushchyov đã làm một bản báo cáo. Cũng theo chúng tôi được biết, trong bản báo cáo đó có đề cập đến chính sách đối ngoại của Liên Xô với các nước phương Tây. Khi tham dự Đại hội Đảng Liên Xô vừa rồi, chắc chính phủ của các ngài cũng nhận được một bản in chứ? " Không tìm ra dã ý trong câu hỏi của viên đặc phái viên Mọ, bộ trưởng ngoại giao Nam Tư khi đó đã xác nhận: Thông tin các ông nhận được là chính xác. Nắm được thóp của người đối diện, đặc phái viên Robert Emmerich tiếp tục: “Liên Xô là một nước lớn, vì thế báo cáo của người đứng đầu Đảng khiến chúng tôi rất quan tâm. Tổng thống chúng tôi chuyển tới ngài một đề nghị: Chúng tôi muốn xem qua bản báo cáo đó, có được không? Chúng tôi sẽ bảo mật thông tin này". Đưa tổng thống Mỹ vào câu chuyện đã là một bước đi khá táo bạo của Robert Emmerich, tuy nhiên lúc này hiểu rõ được dụng ý từ phía Mỹ, bộ trưởng ngoại giao Nam Tư Edward Qadir đã khôn khéo trả lời: “Về việc này, tôi còn phải xin ý kiến của đồng chí Josip Broz Tito - Chủ tịch của Đảng Cộng sản Nam Tư rồi sẽ trả lời ngài sau”. Lúc này, Robert Emmerich cũng hiểu rằng: Đó là một lời từ chối khéo. Ngày thứ hai khi bước chân vào Bộ Ngoại giao, gặp lại Edward Qadir, đặc phái viên Robert Emmerich đã không còn giữ được bình tĩnh: "Thế nào rồi?” Lúc này Bộ trưởng Ngoại giao Edward Qadir đã không trả lời mà đưa cho Robert Emmerich một cốc rượu Utsky. Vị đặc phái viên Mỹ đón lấy cốc rượu nhưng không uống, chỉ nhìn chằm chằm vào Bộ trưởng Edward Qadir như chờ đợi một điều gì đó. "Thưa ngài, đồng chí Josip Broz Tito đã nói: Chúng tôi phải tôn trọng nước bạn - Bộ trưởng Edward Qadir bình thản nói”. Lúc này, đặc phái viên Robert Emmerich đã hiểu: “Chính phủ Nam Tư đã không nịnh bợ Mỹ để tiết lộ bí mật của Liên Xô. Điều vị đặc phái viên này không ngờ tới nhất chính là sự từ chối rất thẳng thắn từ phía Chính phủ Nam Tư”. Cuối cùng phải đi mua Song song với những hoạt động của đồng nghiệp Robert Emmerich tại Nam Tư, đặc vụ Vesna của CIA cũng bắt tay vào thực hiện kế hoạch của mình. Ngày 12/3/1956, nhận được thông tin Bí thư thứ nhất Đảng Công nhân thống nhất Ba Lan - Beirut từ trần do lâm bệnh nặng, Vesna đã đánh giá rằng đây là cơ hội ngàn năm có một để triển khai kế hoạch. Đúng như dự đoán của Vesna, sau khi nhận được hung tin này, Chính phủ Ba Lan đã trở nên hỗn loạn. Để tìm người thay thế cho chức vụ của Beirut, nhiều phe cánh trong nội bộ Đảng của Ba Lan khi đó đã tìm mọi cách tranh giành quyền lực nhằm đẩy người của mình lên. Nắm chắc được cơ hội này, Vesna đã nhanh chóng triển khai kế hoạch tình báo của mình. Tổng thống Mỹ Eisenhower và ngoại trưởng John Foster Dulles (đeo kính) Bước đầu tiên trong kế hoạch của đặc vụ Vesna chính là bỏ tiền mua chuộc một số nhân vật nằm trong bộ máy quyền lực của chính quyền Ba Lan. Rất nhanh sau đó, do nội bộ còn mải tranh giành quyền lực, không chú ý đến bảo mật thông tin quốc gia, Vesna đã có được bản báo cáo dày 35 trang của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô - Nikita Sergeyevich Khrushchyov. Điều trớ trêu là trong bản báo cáo này, mục liên quan đến chính sách đối ngoại của Liên Xô với các nước phương Tây lại... không có. Khi tìm hiểu, Vesna mới ngã ngửa ra rằng, Liên Xô đã không gửi mục này cho các nước cùng theo con đường xã hội chủ nghĩa khi đó. Cực chẳng đã, đặc vụ Vesna đã nhóm họp khẩn cấp những tình báo cùng hoạt động với mình tại Ba Lan. Lúc này những đồng nghiệp của Vesna mới đưa ra một đề xuất: Để lấy được toàn bộ tài liệu từ phía Liên Xô, cần nhờ tới sự giúp đỡ của Tổ chức tình báo Mossad của Israel. ở Israel, Mossad có một vị trí hết sức đặc biệt. Tổ chức tình báo này được đánh giá như là một người bảo vệ, phòng tuyến quốc phòng cuối cùng nhằm vào những kẻ rắp tâm phá hoại đất nước Israel. Nghe theo lời của những đặc vụ đồng cấp, Vesna đã chính thức thỉnh cầu người đứng đầu Tổ chức tình báo Mossad khi đó. Tuy nhiên, cái gì cũng có giá của nó, sau khi nhận được yêu cầu từ đặc vụ Vesna, Mossad đã đưa ra một cái giá trên trời nhằm đổi lại toàn văn bản báo cáo của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô - Nikita Sergeyevich Khrushchyov. Sau hai tuần thương lượng, Vesna đã chính thức phải mua lại Bản báo cáo này với mức giá khoảng vài trăm nghìn USD. Khi nhận được toàn bộ bản báo cáo, mặc dù chưa chứng minh được tính chân thực của nó, đặc vụ Vesna đã nhanh chóng trở về Mỹ trong niềm vui hân hoan của kẻ chiến thắng. Và một tuần sau, ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đã vui mừng thông báo: "Chúng tôi đã có trong tay toàn bộ bản báo cáo của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô - Nikita Sergeyevich Khrushchyov phát biểu trong Đại hội Đảng lần thứ XX. Đây là bản báo cáo hoàn chỉnh và chân thực". HẢI HIỀN

Nguồn ĐS&PL: http://www.doisongphapluat.com.vn/story.aspx?id=6530&lang=vn&zone=9&zoneparent=0