Tiểu hành tinh khổng lồ đang lao đến Trái đất: Thuộc nhóm nguy hiểm!

Theo trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái đất (CNEOS) của NASA, một tiểu hành tinh có kích thước khổng lồ đang lao đến gần Trái đất với vận tốc 76.000 km/h.

Theo NASA, tiểu hành tinh có tên 1989 JA với kích thước 1.798 m, gấp khoảng 2 lần tòa nhà cao nhất thế giới là tháp Burj Khalifa ở Dubai, đang lao đến gần Trái đất.

Tiểu hành tinh này di chuyển với vận tốc 76.000 km/h, nhanh hơn 20 lần so với viên đạn đang tăng tốc, có thể gây ra thiệt hại to lớn cho hành tinh nếu xảy ra va chạm.

Theo dự kiến, tiểu hành tinh 1989 JA sẽ đến gần Trái đất vào ngày 27/5, cách hành tinh của chúng ta 4 triệu km. Đây chính là vật thể có kích thước lớn nhất bay gần Trái đất năm 2022.

Dù tương đối gần về mặt thiên văn, đây vẫn là khoảng cách an toàn. Thế nhưng 1989 JA vẫn được phân loại là "có khả năng nguy hiểm", là tiểu hành tinh lớn nhất tiếp cận gần Trái đất trong năm nay.

Đây là một trong gần 29.000 vật thể gần Trái đất (NEO) mà NASA theo dõi mỗi năm. Đại đa số NEO tương đối nhỏ. Một số NEO còn nằm trong danh mục "Có khả năng gây nguy hiểm" do kích thước lớn và quỹ đạo của chúng.

Dù vậy, không NEO nào có khả năng đâm vào Trái đất trong thế kỷ tới. "Chúng ta cần làm nhiều hơn để tìm kiếm tiểu hành tinh có thể gây nguy hiểm. Còn hàng nghìn tiểu hành tinh như vậy chưa được phát hiện. Việc tìm kiếm nhiều tiểu hành tinh hết mức có thể là mục tiêu chính trong nhiệm vụ NEO Surveyor sắp tới của NASA", Paul Chodas, giám đốc CNEOS, chia sẻ.

Vào tháng 11 năm 2021, NASA đã phóng một tàu vũ trụ có tên là Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) để làm chệch hướng tiểu hành tinh Dimorphos sẽ va chạm trực diện với Trái đất vào mùa thu năm 2022.

Dimorphos có kích thước khoảng 160 mét, cách hành tinh khoảng 11 triệu km, đang di chuyển với tốc độ 23.758 km/h. Vụ va chạm dự tính sẽ diễn ra vào mùa thu năm 2022. Vụ va chạm sẽ không phá hủy tiểu hành tinh nhưng làm thay đổi đường quỹ đạo của nó.

Tiểu hành tinh (hành tinh nhỏ) là những vật thể nhỏ bằng đá quay quanh mặt trời. Mặc dù nó quay quanh mặt trời giống như các hành tinh nhưng chúng nhỏ hơn nhiều so với các hành tinh.

Các tiểu hành tinh cũng có ở những nơi khác. Ví dụ, một số được tìm thấy trong quỹ đạo của các hành tinh.

Điều này có nghĩa là nó và hành tinh đi theo cùng một đường xung quanh Mặt Trời. Trái đất và một vài hành tinh khác có các hành tinh nhỏ như thế này.

Các tiểu hành tinh còn sót lại sau quá trình hình thành hệ mặt trời của chúng ta. Hệ mặt trời của chúng ta bắt đầu cách đây khoảng 4,6 tỷ năm khi một đám mây khí và bụi lớn sụp đổ. Khi điều này xảy ra, phần lớn vật chất rơi vào tâm của đám mây và hình thành mặt trời.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tieu-hanh-tinh-khong-lo-dang-lao-den-trai-dat-thuoc-nhom-nguy-hiem-1704645.html