Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả các tiêu chí nông thôn mới

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo sự thay đổi một cách căn bản đời sống khu vực nông thôn theo hướng nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao…

Qua 10 năm thực hiện Chươngtrình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới có thể khẳng định, đây là chủtrương đúng đắn, kịp thời, “ý Đảng phù hợp lòng dân”, đã tạo ra động lực mơíthay đổi cơ bản, toàn diện nông nghiệp, nông thôn.

Ở tỉnh ta, qua 10 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốcgia xây dựng nông thôn mới đã được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo,tổ chức thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với điều kiện thựctế địa phương, được nhân dân đồng tình hưởng ứng, với sự vào cuộc tích cực củacả hệ thống chính trị, tạo ra một phong trào sâu rộng, có sức lan tỏa mà từtrước tới nay chưa có chương trình nào có được.

Tuy kết quả đạt được ở mỗi địaphương có khác nhau, nhưng về cơ bản chúng ta đã hoàn thành các mục tiêu củaChương trình giai đoạn 2011-2020 đó là: sản xuất phát triển; đời sống vật chấtvà tinh thần người dân được nâng cao; kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ở khu vựcnông thôn từng bước được hoàn thiện, phù hợp, theo hướng hiện đại; chất lượnggiáo dục, y tế có nhiều tiến bộ; vệ sinh môi trường, cảnh quan nông thôn đượccải thiện rõ rệt; bản sắc văn hóa được giữ gìn và phát triển; trình độ dân trí,dân chủ nông thôn được tăng cường; hệ thống chính trị ở cơ sở được quan tâmcủng cố xây dựng; quốc phòng, an ninh ổn định và giữ vững.

Đến nay toàn tỉnh đãcó 89 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 75%), có 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mơílà Hoa Lư, Yên Khánh và thành phố Tam Điệp hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nôngthôn mới. Số tiêu chí đạt bình quân toàn tỉnh là 17,7 tiêu chí/xã (tăng 10,6tiêu chí/xã so với năm 2010); không còn xã nào đạt dưới 10 tiêu chí….Đây lànhững kết quả tích cực đáng ghi nhận và tự hào.

Từ những ngày đầu không ítngười còn chưa hiểu nông thôn mới là gì? Cách làm ra sao? Bắt đầu như thế nào?Nguồn lực ở đâu?... đến nay, nông thôn mới đã hiện hữu ngay tại chính quê hươngmình. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã trở thành một phong trào thi đua sâurộng với khí thế mạnh mẽ ở khắp các địa phương, đơn vị trong tỉnh.

Tuy vậy,thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trong những năm qua vẫn còn mộtsố hạn chế, đó là: Nhận thức của một bộ phận người dân và ngay cả một số cán bộvề xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ. Việc khắc phục các kiến nghị của đoànthẩm tra, thẩm định và thực hiện các cam kết của địa phương chưa được đầy đủ,kịp thời.

Việc tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng nôngthôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu còn chậm và chưa đồng đều ở một sốxã, thôn, xóm. Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôncòn hạn chế nên việc phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thunhập cho nông dân còn nhiều khó khăn.

Tích tụ ruộng đất thấp, chưa hình thànhnhiều vùng sản xuất hàng hóa nông sản tập trung quy mô lớn, công nghệ sau thuhoạch, chế biến nông sản, xúc tiến thương mại còn ở mức độ nhất định. Công tácvệ sinh môi trường, đời sống văn hóa, tinh thần của người dân tuy đã được cảithiện, xong có mặt chưa thật sự vững chắc, an ninh trật tự nông thôn còn tiềmẩn các nguy cơ gây mất ổn định…

Xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục,không có điểm kết thúc và có thể nói đây là sự nghiệp cách mạng lâu dài củaĐảng và nhân dân ta. Để tiếp tục củng cố và nâng cao hơn nữa chất lượng, hiêụquả các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, trong thời gian tới,cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, phát huycó hiệu quả sự tham gia của MTTQ, các đoàn thể và sự đồng thuận của người dân,lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựngnông thôn mới.

Trước mắt, các địa phương cần tổ chức tổng kết 10 năm thực hiệnChương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chỉ rõ những kết quả đãđạt được, rút ra các bài học kinh nghiệm đồng thời dự báo được những khó khăncủa giai đoạn tiếp theo để có các giải pháp thiết thực, hiệu quả, phù hợp khitiến hành xây dựng nông thôn mới.

Đặc biệt, nhiệm vụ từ nay đến hết năm 2019 làtập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động mọi nguồn lực phấn đấu có thêm ít nhất 11xã “về đích” trong năm nay đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới toàn tỉnh là100 xã (đạt 84,7%) và huyện Gia Viễn cơ bản đạt 9/9 tiêu chí để hoàn thiện hồsơ đề nghị công nhận huyện nông thôn mới năm 2020.

Xét công nhận 3 xã là Yên Từ(Yên Mô), Khánh Thiện (Yên Khánh) và Gia Vân (Gia Viễn) đạt chuẩn nông thôn mơíkiểu mẫu, đồng thời chỉ đạo cấp huyện thẩm định, xét công nhận 24 khu dân cưnông thôn mới kiểu mẫu.

Nguyễn Đông

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/tiep-tuc-cung-co-va-nang-cao-chat-luung-hieu-qua-cac-tieu-chi-nong-thon-moi-2019080909217756p2c21.htm