Tích cực thay đổi phương pháp dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Hiện nay, trước sự thay đổi nhanh chóng của xã hội và yêu cầu đổi mới giáo dục, các thầy, cô giáo cũng tích cực thay đổi phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học, tạo cho học sinh tư duy độc lập để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Và tùy vào từng nội dung bài học, điều kiện thực tế của từng bộ môn, từng nhà trường, mỗi giáo viên có những phương pháp giảng dạy khác nhau, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khuyến khích việc tự học, tạo cơ sở để người học cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, tiếp thu bài học một cách hiệu quả nhất.

Một buổi sinh hoạt chuyên môn tại Trường THCS Ninh Tiến (thành phố Ninh Bình).

Dự một buổi họctrải nghiệm thực địa địa lý tự nhiên và kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Bình của cácem học sinh lớp 10 chuyên Địa, Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy, chúng tôi nhậnthấy, các em đã thoát ly sách vở, được trực tiếp tìm hiểu về lịch sử nghề thêutruyền thống, đóng góp của làng nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh, đặc biệt là sự phát triển du lịch ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Cùng vơíviệc được nghe chính các nghệ nhân của làng nghề thêu giới thiệu về nghề, cácem còn được trải nghiệm tham gia các công đoạn làm nên những sản phẩm thêu renđẹp mắt, thu hút và phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Em Phạm Anh Huy,học sinh lớp 10 chuyên Địa, Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy cho rằng, nhữngbuổi học gắn liền với ngoại khóa như thế này khiến các em rất vui và thấy dễhiểu, tiếp thu bài nhanh chóng. Những thông tin tìm hiểu, thu thập được từ trảinghiệm làng nghề giúp các em nắm bắt được bài học, cùng bàn bạc, thảo luận đểcó được những bản thuyết trình hay nhất về bài học, mang hơi thở cuộc sống.

Cô giáo NguyễnThị Tuyến Tính, giáo viên bộ môn Địa, Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy chobiết: Mục đích của buổi học thực địa là giúp các em hiểu được những nội dung vềbài học, trong đó có việc mở rộng, khơi gợi thêm vấn đề để các em tiếp thu tốthơn. “Như khi được trải nghiệm, quan sát tự nhiên, địa hình, địa lý tại khu dulịch sinh thái Thung Nham, khảo sát động Vái Giời, học sinh được hiểu rõ hơnnhững nội dung trong thuyết kiến tạo mảng, vật liệu cấu tạo trái đất, trảinghiệm địa hình caxto, phong hóa hóa học, phong hóa lý học, sinh học; qua đólàm rõ mối quan hệ giữa địa hình với các thành phần tự nhiên khác. Các hangđộng, địa chất, địa mạo tại khu vực này trải qua hàng triệu năm mới hình thànhnên cơ bản còn được giữ nguyên. Những bài học lý thuyết khô cứng, trừu tượngcủa môn địa lý qua thực tế trải nghiệm được hiện lên sinh động, rõ ràng, từ đócác em có thể nhìn thấy, tự tìm hiểu và nắm bắt bài học một cách nhanh nhất.” -cô giáo Tính cho biết thêm.

Cũng theo cô giáoNguyễn Thị Tuyến Tính, với các em học sinh trường chuyên, những buổi trảinghiệm như thế này thật quý giá, giúp các em có thể khắc sâu, ghi nhớ được kiếnthức, rèn cho các em khả năng quan sát, nắm bắt vấn đề và viết bài thu hoạchđạt hiệu quả. Thực tiễn ngoài tự nhiên, đời sống phong phú, nếu các em biết tựtìm hiểu, nghiên cứu sẽ cho những kết quả cao, bài học sinh động. Qua thực tếnhiều năm giảng dạy, môn địa lý khá phù hợp để áp dụng phương pháp trải nghiệmsáng tạo, giúp học sinh chủ động, phát huy được những khả năng tiềm tàng, traudồi những phẩm chất cần thiết cho thế hệ học sinh mới thời kỳ hội nhập. Trướcđây, phương pháp này chủ yếu áp dụng ở các cấp học cao hơn, như các trường Caođẳng, Đại học, nhưng hiện nay, khi áp dụng ở bậc học phổ thông cho thấy hiêụquả cao, tạo tinh thần phấn khởi học tập của học sinh.

Không chỉ ở cấp học THPT, ở cấp THCS, việc tổchức chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học cũng được cáctổ, nhóm bộ môn trong các nhà trường áp dụng hiệu quả. Trong chuyên đề sinhhoạt chuyên môn về bài học “Tức nước vỡ bờ” và “Lão Hạc” của nhóm Ngữ văn,Trường THCS Ninh Tiến (thành phố Ninh Bình) cho thấy đã mang lại hiệu quả rõrệt, giúp các em học sinh ghi nhớ bài học và sáng tạo theo dạng đề mở. Chuyênđề được tổ chức qua hình thức dạy minh họa và dự giờ; thảo luận sau dự giờ. Cáctiết dạy được thể hiện qua phương pháp thực nghiệm sư phạm và phương pháp phântích, so sánh, tổng hợp để học sinh có cơ hội tham gia vào quá trình học tập,tạo môi trường dạy và học dân chủ, thân thiện. Buổi chuyên đề giúp giáo viênnhận thức rõ ý nghĩa của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, góp phầnquan trọng trong việc nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới giáo dục trong nhàtrường. Đồng thời giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tiếp nhận và sẵn sàng thựchiện nhiệm vụ học tập; kỹ năng tích cực chủ động, sáng tạo, hợp tác của họcsinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; kỹ năng trình bày, trao đổi,thảo luận về kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập...

Theo các giáoviên trực tiếp giảng dạy, trước sự thay đổi của xã hội và yêu cầu đổi mới giáodục, các giáo viên cũng phải chuyển mình theo tinh thần của sự đổi mới, đó làđạt tới mục đích phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất người học, tạo chohọc sinh tư duy độc lập để giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn. Đểđạt được mục tiêu đó, giáo viên cần phải liên tục đổi mới phương pháp, pháttriển năng lực chuyên môn, tu dưỡng đạo đức, tác phong nghề nghiệp và cố gắngđưa những điều mình học hỏi được từ thực tế vào bài dạy hàng ngày, xây dựngđược niềm tin của mình với học trò. Trong đó, điều quan trọng là các thầy côcần chú ý rèn luyện phương pháp tự học của học sinh, tăng cường học tập cánhân, phối hợp nhóm; kết hợp đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của từng họcsinh. Suy cho cùng, việc đổi mới phương pháp dạy học là để học sinh chủ động,tích cực, sáng tạo trong học tập, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợpvới việc đổi mới thi cử trong tình hình hiện nay.

Từ ưu thế của cácphương pháp giáo dục, hình thức tổ chức dạy học mới đã triển khai trong nhữngnăm gần đây như: Phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục trải nghiệm sáng tạo,giáo dục STEM.... cho thấy, việc đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiệntrên cơ sở phân hóa đối tượng, các căn cứ về điều kiện, loại hình năng lực vàphẩm chất cần phát triển ở người học. Cũng chính từ đó để lựa chọn các hìnhthức tổ chức dạy học phù hợp, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo vaừ́ng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong tổ chức dạy học thông qua việcsử dụng các mô hình học tập kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp họctrực tuyến.

Trước những hiêụquả trong đổi mới phương pháp dạy học, ngành Giáo dục Ninh Bình khuyến khíchcác phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường thường xuyên triển khai cácchuyên đề, tiết dạy học theo hướng trải nghiệm sáng tạo, thúc đẩy mạnh mẽ phongtrào đổi mới phương pháp dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện cho học sinh, tạo tiền đề phát triển con người toàn diện trong bối cảnhphát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới nền giáo dục hiện đại vàhội nhập quốc tế.

Bài, ảnh: HạnhChi

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/tich-cyc-thay-doi-phuong-phap-day-hoc-dap-ung-yeu-cau-doi-moi-giao-duc-20191118082013489p4c31.htm