Thuốc thảo dược trị viêm đại tràng, ngăn ngừa tái phát hiệu quả

Viêm đại tràng mạn tính là bệnh lý rất khó điều trị khỏi hoàn toàn, dễ tái phát nên nguyên tắc điều trị chính là kiên trì, toàn diện, bao gồm các giải pháp như lựa chọn chế độ ăn uống, chế độ làm việc và sinh hoạt phù hợp, dùng thuốc đúng cách.

Về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt, người bệnh đặc biệt cần nhớ:

- Không ăn các loại thực phẩm còn tươi sống như rau sống, nem chua, tiết canh, lòng heo, gỏi cá… và giữ vệ sinh tốt môi trường sống; Khi bị táo bón nên giảm chất béo, tăng chất xơ, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ; Khi bị tiêu chảy không được ăn chất xơ để thành ruột không bị tổn thương, không ăn rau sống, trái cây khô, trái cây đóng hộp, nếu ăn trái cây tươi thì phải gọt bỏ vỏ, có thể ăn trái cây xay nhừ.

- Tránh stress, căng thẳng kéo dài và lo lắng thái quá, hãy tạo cho tinh thần thoải mái, vui vẻ, lành mạnh.

- Tránh sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau vì chúng có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết.

Việc dùng thuốc trong điều trị viêm đại tràng mạn tính cần cân nhắc tùy theo nguyên nhân gây bệnh và tùy theo các triệu chứng người bệnh đang gặp phải, các bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh để chống nhiễm trùng, chống nhiễm nấm, chống ký sinh trùng, thuốc giảm đau và chống co thắt, chống tiêu chảy, chống loạn khuẩn...

Có thể cân nhắc dùng các thuốc thảo dược được cấp phép điều trị để làm ổn định công năng đại tràng, từ từ nâng cao chức năng hệ tiêu hóa, bệnh dần dần tiên tiến.

Bởi theo Y học cổ truyền, sở dĩ đại tràng dễ bị viêm, tái phát và trở thành bệnh mạn tính là do công năng của hệ tiêu hóa bị suy yếu, mất cân bằng. Để điều trị hẳn bệnh viêm đại tràng thì cần phải điều trị cả “ngọn” và “gốc” bệnh nhằm phục hồi hoàn toàn “sức khỏe” của đại tràng. Nghĩa là bên cạnh việc tiêu viêm, khôi phục niêm mạc ruột, hết vết loét thì cần phải nâng cao và phục hồi chức năng hệ tiêu hóa.

Có rất nhiều bài thuốc Đông y điều trị bệnh viêm đại tràng hiệu quả cao, “Sâm linh bạch truật tán” và “Hương sa lục quân tử” là hai bài thuốc cổ phương đã có tuổi đời hơn 1.000 năm tuổi được đánh giá cao trong điều trị viêm đại tràng mạn tính dựa trên nguyên tắc bổ tỳ ích tràng và thanh nhiệt hóa thấp.

Đây là hai bài thuốc cổ phương rất nổi tiếng gồm các thành phần như mộc hương, hoàng đằng, bạch truật, bạch thược, hoài sơn.. Hai bài thuốc này khi được kết hợp với nhau sẽ vừa có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, làm hết các triệu chứng như tiêu chảy, sống phân, đau bụng…, vừa giúp cân bằng nhu động ruột, phục hồi và tăng cường công năng hệ tiêu hóa.

Bài thuốc Hương sa lục quân tử (đẳng sâm, hoàng liên, cam thảo, trần bì, mộc hương, sa nhân) bao gồm tứ quân tử kiện tỳ ích khí dùng làm quân; trần bì, bán hạ hóa đàm trừ thấp; mộc hương, sa nhân hòa vị, hành khí, chỉ thống, đều làm thần; Cam thảo điều hòa vị thuốc, bổ trung tiêu, làm sứ; Toàn phương trong kiện có tiêu, trong hành có bổ, cùng nhau kiện tỳ hòa vị, lý khí chỉ thống. "Hương sa lục quân tử thang" được coi là bài thuốc đầu bảng trong điều trị các bệnh lý về đại tràng. Bài thuốc này chuyên chữa các chứng tỳ vị, khí hư kiêm hàn thấp ở trung tiêu gây đau, ợ hơi, nôn mửa, ỉa chảy và các bệnh viêm đại tràng mạn tính, đặc biệt là viêm đại tràng co thắt.

Bài thuốc “Sâm linh bạch truật tán” là bài cổ phương có xuất xứ từ đời nhà Tống (960 - 1279) Trung Quốc (từ bài tứ quân tử thang gia giảm). Trong những năm gần đây, có một số nghiên cứu làm rõ cơ chế tác dụng của Sâm linh bạch truật tán như:

- Nghiên cứu của Dương Húc Đông, Trương Kiệt, Vương Uy (2004), Tác dụng và cơ chế bảo vệ đường ruột của Sâm linh bạch truật tán trên mô hình chuột tỳ hư. Quan sát tổ chức ruột và mẫu phân Enterobacteriaceae, Enterococcus, Bifidobacterium, Bacteroides, Lactobacillus qua kính hiển vi điện tử. Kết quả cho thấy chuột tỳ hư sau khi điều trị bằng sâm linh bạch truật tán có tỉ lệ Enterobacteriaceae, Enterococcus, Bifidobacterium, Bacteroides, Lactobacillus dần dần trở lại bình thường, tăng độ dày cơ trơn ruột, tăng số lượng các tế bào cốc, tình trạng rối loạn vi mao ruột, ty thể trướng to cải thiện đáng kể. Tốt hơn đáng kể so với nhóm tỳ hư phục hồi tự nhiên, không có sự khác biệt đáng kể so với nhóm điều trị probiotic. Sâm linh bạch truật tán điều chỉnh tình trạng lợi khuẩn trên mô hình chuột tỳ hư và thúc đẩy phục hồi tổn thương mô của hệ tiêu hóa.

- Nghiên cứu của Lôi Anh, Lưu Lệ Sa, Trương Phàm, Hầu Thiến (2009), Ảnh hưởng của sâm linh bạch truật tán đến sự thay đổi các thành phần protein tế bào biểu mô ruột non trên mô hình chuột tỳ hư. Sử dụng phần mềm Quest one phân tích sự thay đổi của protein tế bào biểu mô đường ruột trong mỗi nhóm chuột. Kết quả cho thấy Sâm linh bạch truật tán có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng ở chuột, các thành phần protein ở các tế bào biểu mô ruột phục hồi gần bình thường.

- Nghiên cứu của Nguyễn Trương Minh Thế (2015), Nghiên cứu tác dụng giảm tiêu chảy của sâm linh bạch truật tán trên mô hình thực nghiệm. Chuột được gây tiêu chảy bằng kháng sinh. Sau đó tiến hành điều trị bằng sâm linh bạch truật tán nhằm xác định liều tác dụng, so sánh tác dụng với probiotic (chứa Bacillus subtilis và Lactobacillus acisophilus). Kết quả cho thấy chuột được điều trị bằng Sâm linh bạch truật tán khác biệt có ý nghĩa thống kê với nhóm điều trị bằng probiotic về giảm tỷ lệ tiêu chảy, tỉ lệ chết và có khả năng phục hồi, tăng thể trọng tốt hơn.

Như vậy, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng thuốc thảo dược phối chế từ bài thuốc “Sâm linh bạch truật tán” và “Hương sa lục quân tử” để điều trị bệnh viêm đại tràng và ngăn ngừa viêm đại tràng tái phát hiệu quả cao, lành tính.

Thuốc đại tràng thảo dược được bào chế từ việc phối hợp tinh hoa của hai bài thuốc quý này dạng viên hoàn đã được các bác sĩ y học cổ truyền tin dùng trong chỉ định điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa sau khi uống rượu bia, viêm đại tràng cấp và mạn tính ở nhiều người bệnh. Thuốc đại tràng thảo dược có mặt trên thị trường hơn 20 năm, được cấp phép là thuốc điều trị, thuốc đã vinh dự nhận giải Ngôi Sao Thuốc Việt lần thứ nhất do Bộ Y tế trao tặng.

Tổng đài tư vấn và theo dõi điều trị miễn cước 1800 5454 35.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-thao-duoc-tri-viem-dai-trang-ngan-ngua-tai-phat-hieu-qua--n182310.html