'Thú mỏ vịt' Su-34 bật tăng sức mạnh khi trang bị 'Dao găm' Kh-47 siêu thanh?

Trang Avia của Nga cho biết, tên lửa siêu thanh Kh-47 biệt danh 'Dao găm' đã chính thức được tích hợp vào chiến đấu cơ Su-34 biệt danh 'Thú mỏ vịt', điều này đã giúp nâng tầm sức mạnh của loại cường kích hiện đại nhất của Nga này.

Cường kích đa năng Su-34 được phát triển nhằm thay thế vai trò của Su-24. Truyền thông Nga cho biết, dòng chiến đấu cơ này mới đây đã được nâng tầm sức mạnh khi có thể tích hợp tên lửa siêu thanh Kh-47 vào cấu hình vũ khí.

Trước đây tên lửa Kh-47 chỉ được gắn lên tiêm kích MiG-31K, do kích thước của quả tên lửa khá lớn, nên rất ít dòng máy bay có thể mang được chúng.

Sau MiG-31K thì có tin cho biết, tên lửa siêu thanh Kh-47 có thể được tích hợp lên máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3. Việc Su-34 mang được dòng vũ khí này khá bất ngờ.

Tên lửa siêu thanh Kh-47 Kinzhal có chiều dài khoảng 8 m, đường kính 1m, sải sánh 1,5 m.

Trọng lượng tên lửa vào khảng 3.8 tấn, trong khi đầu đạn nặng 0.5 tấn. Chính vì kích thước và trọng lượng lớn, nên các máy bay muốn trang bị đều phải cải tiến sửa đổi một số chi tiết để có thể mang được.

Trước đó không có thông tin chính thức từ phía Bộ Quốc phòng Nga về việc cải tiến Su-34 để mang tên lửa Kh-47, vì vậy có những thông tin nghi ngờ về việc Su-34 có thể mang Kh-47 mà không cải tiến nâng cấp.

Trang Aiva cho biết, dự kiến, một tuyên bố chính thức từ Bộ Quốc phòng Nga về vấn đề này sẽ được đưa ra để làm rõ tình hình.

Nếu việc tích hợp thành công tên lửa siêu thanh Kh-47 vào Su-34 là thật, đây sẽ là cuộc cách mạng về sức mạnh cho dòng cường kích hiện đại nhất của Nga này.

Được phát triển trên cơ sở của dòng chiến đấu cơ nổi tiếng Su-27, tuy nhiên Su-34 lại tập trung vào nhiệm vụ chuyên tấn công mặt đất để hỗ trợ lực lượng bộ binh bên dưới.

Nhưng không vì vậy mà Su-34 mất hẳn đi khả năng đối không khi cần thiết.

Su-34 ban đầu được thiết kế như một máy bay ném bom chiến thuật, nó được phát triển với nhiều thay đổi kể cả về ngoại hình so với Su-27. Điều này khác biệt so với F-15E Strike Eagle vốn được Mỹ phát triển dựa trên phiên bản F-15D.

Một số lượng lớn các loại vũ khí đã được tinh chỉnh hoặc phát triển mới hoàn toàn cho dòng máy bay này. Nghĩa là Su-34 có hầu hết mọi thứ cần thiết để có thể ném bom chính xác.

Su-34 được hoạch định phát triển để trở thành loại máy bay cường kích tốt nhất, tốt hơn cả Su-25 trước đó. Điểm yếu duy nhất của Su-34 kính buồng lái không có khả năng chống đạn tốt như Su-25.

Về mặt cấu trúc, máy bay Su-34 rất chắc chắn, ở đây có thể thấy rõ ràng trường phái thiết kế ưu tiên độ an toàn của Liên Xô đã được áp dụng trên dòng cường kích này.

Su-34 được tạo ra để thay thế cho Su-24 và trước hết, nó là một máy bay ném bom. Tuy vậy trang Topwar cho rằng thuật ngữ "tiêm kích bom" dành cho Su-34 không thật chính xác cho lắm.

Danh từ "tiêm kích" được dùng để chỉ các loại máy bay luôn ưu tiên đối không, dù răng thực tế trên các máy bay chiến đấu hiện đại có thể mang nhiều chủng loại vũ khí cho đa nhiệm vụ đối không, đối đất và cả đối hải.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là hiệu quả đa dụng đến mức nào, chẳng hại như MiG-29 hay thập chí là Su-27 thường không xuất sắc lắm nếu chỉ dùng đánh mục tiêu mặt đất.

Thực ra các máy bay trên được thiết kế với vai trò tiêm kích, nghĩa là chúng sẽ ưu tiên chiến đấu với máy bay đối phương.

Việc cố tính gắn các loại vũ khí đánh mặt đất sẽ không hiệu quả như việc gắn chúng lên các dòng máy bay cường kích chẳng hạn như Su-24, Su-25, Su-35.

Rõ ràng nếu gắn vũ khí chuyên đánh đất như bom, hay tên lửa đối đất cho máy bay MiG-29 sẽ không phát huy hết hiệu quả, dẫu rằng nó vẫn có thể mang vác và sử dụng được các loại vũ khí này ở trong một số trường hợp nhất định.

Quay lại với chiếc cường kích Su-34, dù khá tốt song chúng không phải "bất khả xâm phạm".

Thực tế đã ghi nhận những tổn thất của Su-34 Nga trong chiến dịch quân sự đặc biệt, dù trước đó loại cường kích này hoạt động dài hạn tại Syria mà không phải chịu tổn thất nào.

Su-34 bị hạ chủ yếu do hỏa lực phòng không mặt đất, bởi lẽ trên không nó được bảo vệ bằng Su-35, dòng tiêm kích tốt nhất của Nga.

Việc đối phương dùng MiG-29, Su-27 chống lại Su-35 không khác gì "học sinh chống lại cảnh sát cơ động", trang Topwar đưa ra nhận xét.

Về mặt lý thuyết, Su-34 có thể chống lại bất kỳ máy bay chiến đấu nào nếu nó được gắn tên lửa không đối không.

Tuy nhiên, thực tế Su-34 được chế tạo cho nhiệm vụ tấn công mặt đất, nó không đủ nhanh nhẹn và cơ động như dòng tiêm kích đánh chặn, vì thế nếu cho Su-34 đóng vai trò như tiêm kích sẽ không phù hợp.

Nói chung, phi hành đoàn máy bay cường kích Su-34 sẽ ưu tiên cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất thay vì phải nghĩ ra phương cách chiến đấu với tiêm kích đối phương.

Phi công cường kích Su-34 cũng không được đào tạo tấn công mục tiêu trên không chuyên sâu như phi công tiêm kích.

Nhiều người cho rằng về năng lực không chiến, phi công Su-34 không có khả năng tốt như phi công F-15E của Mỹ. Tuy nhiên trang Topwar cho rằng, sự so sánh này chưa thật chính xác.

Bởi lẽ F-15E được phát triển từ F-15D, đây là một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không. F-15D tương tự Su-27, lại hoàn toàn không phù hợp để nhằm mục tiêu mặt đất.

Vì vậy người Mỹ phát triển F-15E thành dòng máy bay đa năng, hay còn gọi là "tiêm kích bom".

McDonnell-Douglas và Boeing cho rằng, việc có một tiêm kích bom hiện đại sẽ có nhiều lợi thế hơn dòng cường kích.

Và kết quả là F-15E ra đời, nhanh chóng chứng minh năng lực qua thực chiến khiến nhiều quốc gia đặt mua: Israel, Singapore, Hàn Quốc, Saudi Arabia...

Nhưng nếu so sánh F-15E Strike Eagle với Su-34 thì eẽ khập khiễng, bởi về cơ bản chúng được phát triển với mục đích khác nhau. Máy bay Nga được đem so sánh với F-15E thì chỉ có thể là Su-30SM.

Nói một cách ngắn gọn thì thì F-15E và Su-30SM là máy bay "tiêm kích bom", còn Su-34 đơn thuần là máy bay "cường kích".

Dù được phát triển từ nền tảng Su-27, nhưng rõ ràng Su-34 lại có điểm khác biệt rất lớn, từ hình dáng, thiết bị điện tử, cách bố trí chỗ ngồi phi công.

Sự khác biệt rõ nhất của Su-34 so với F-15E và Su-30SM là hai phi công được đặt ngồi song song thay vì trước sau. Điều này được giải thích là nhằm tạo sự tương tác phối hợp ăn ý cho phi công khi làm nhiệm vụ.

Bản thân các phi công đã lên tiếng rằng, việc điều khiển Su-34 hiệu quả hơn nhiều, đặc biệt là đối với các chuyến bay đêm khi họ được bố trí ngồi song song với nhau.

Hệ thống điện tử của Su-34 không phải loại hiện đại nhất của Nga, nhưng nó cũng rất tốt và thường xuyên được nâng cấp.

Hệ thống điện tử hàng không trên Su-34 có khả năng bay tự động bám theo địa hình ở độ cao thấp. Điều này rất quan trọng khi máy bay phải thực hiện nhiệm vụ vào ban đêm, hay phải bay thấp để xâm nhập qua hàng phòng thủ của đối phương.

Su-34 hoàn toàn không phải là máy bay tầm thấp, tuy nihên lớp giáp của nó cũng khá ấn tượng.

Nếu xét về trọng lượng giáp được sử dụng, Su-34 (1.480 kg) thậm chí còn nhiều hơn Su-24 (1.050 kg).

Tất lớp giáp không thể bảo vệ an toàn tuyệt đối, nhưng cũng có hiệu quả trong một số trường hợp nhất định

Điểm trừ thực sự của Su-34 là kính buồng lái rõ ràng là không đủ tốt như các loại cường kích khác.

Cho tới nay, tổn thất Su-34 gặp phải đều đến từ tên lửa phòng không vác vai và các hệ thống phòng không khác, nó chưa từng bị bắn hạ bởi tiêm kích đối phương.

Su-34 là tiêm kích bom được tập đoàn Sukhoi phát triển từ thập niên 1980, ra mắt lần đầu tại Triển lãm hàng không Paris năm 1995 và được kỳ vọng là mẫu máy bay hiện đại thay thế cường kích Su-24 trong biên chế không quân Nga.

Su-34 có tổ lái 2 người gồm phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi cạnh nhau trong buồng lái để tăng hiệu quả tác chiến.

Dù truyền thông Nga luôn cho rằng Su-34 là dòng cường kích tốt nhất thế giới, tuy nhiên cũng có những thông tin nhận định rằng, Su-34 không thật sự hiệu quả như quảng bá.

Nga đã phải liên tục nâng cấp dòng máy bay này, bên cạnh đó họ cũng chưa dám vội loại biên Su-24.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/thu-mo-vit-su-34-bat-tang-suc-manh-khi-trang-bi-dao-gam-kh-47-sieu-thanh-post550702.antd