Theo thực dưỡng để phục vụ nghề múa

Giống như mọi người, đều có ước mơ, nhưng có lúc Lâm Tố Như nghĩ khó mà theo đuổi nghề diễn viên múa chuyên nghiệp, niềm say mê từ nhỏ của em...

Do tập luyện nhiều, khớp gối thường xuyên chấn thương, gây đau nhức và cử động khó khăn. Vậy mà sau hơn 6 tháng ăn gạo lức theo thực dưỡng khớp gối phục hồi, không còn đau nữa.

Tố Như hiện là diễn viên múa chuyên nghiệp, là Á Quân Thử Thách Cùng Bước Nhảy 2012, Giải Nhì cuộc thi Tài năng Trẻ Toàn Quốc tại Đà Nẵng 2012, là Đại diện Việt Nam thi múa ballet tại Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 2012. Cho đến nay, em sở hữu 6 huy chương vàng, 5 huy chương bạc và 3 huy chương đồng của các giải Aerobic trong nước.

Em là một trong những diễn viễn hiếm hoi múa tốt nhiều thể loại như múa ballet, múa đương đai, múa dân gian cũng như tất cả các thể loại khác. Em tốt nghiệp Trường Múa Tp Hồ Chí Minh. Em học từ năm lớp 6 đến lớp 12, vừa học múa vừa học văn hóa. Hiện em là sinh viên năm 4 ngành quản trị kinh doanh Trường Đại Học Sài Gòn. Em sinh năm 1995 và nhà ở Quận 11, Tp Hồ Chí Minh.

Tố Như thường bị nhức mỏi toàn thân, đặc biệt đau nhức khớp gối nhiều do chấn thương. Đó là hệ quả của việc tập luyện nặng và công phu. Các động tác tập bật và tập nhào lộn, lộn trước lộn sau, gây chấn thương dây chằng đầu gối trái, làm tái đi tái lại nhiều lần. Khi cử động đầu gối kêu lắc rắc, đi lên cầu thang cũng đau, chạy cũng đau, nhào lộn, nhảy càng đau hơn. Em lo lắng và tưởng chừng không thể tiếp tục sự nghiệp múa.

Tố Như rất chú trọng đến chế độ ăn cho một diễn viên múa chuyên nghiệp. Các sách vở, bài viết liên quan ăn uống đều thu hút sự chú ý của em. Em đọc được bài báo về ăn gạo lức mà chữa được bệnh. Ban đầu em cũng bán tín bán nghi bài báo.

Em sực nhớ mình cũng đang ăn xôi nếp lức mỗi sáng mà. Em nhớ lại hôm đó tình cờ mua xôi nếp lức của Thực Dưỡng Khai Minh để ăn sáng trên đường đi học khoảng một năm rưỡi về trước.

Em thấy xôi nếp lức dễ tiêu và không nặng bụng như ăn xôi nếp trắng. Từ đó sáng nào em cũng ghé quán mua xôi lức để ăn sáng. Em bắt đầu tìm hiểu gạo lức và thực dưỡng và biết thêm Khai Minh còn có nhiều món chế biến từ gạo lức. Em thường tham gia những buổi chia sẻ kinh nghiệm thực dưỡng do Khai Minh tổ chức và em học hỏi được nhiều.

Em có ý định ăn cơm lức và đem việc này bàn với mẹ. Hai mẹ con sống thân thiết giống như hai chị em, việc lớn việc nhỏ em đều nói với mẹ và xin ý kiến. Ban đầu mẹ cũng sợ ăn như vậy sẽ thiếu chất nên không đồng ý, nhưng sau đó ngày nào mẹ cũng đi mua cơm lức hoặc bún, phở, hủ tiếu lức cho em ăn và cho cả mẹ.

Khi mẹ chưa đồng ý, em trốn mẹ ăn 3 ngày chỉ gạo lức với muối mè thôi, không ăn thêm bất kỳ thứ gì khác. Em thấy có tác dụng ngay, đầu gối bớt đau ngay, cảm giác cơ thể tốt hơn, cảm giác nhạc tốt hơn. Em rất nhạy cảm, lại là diễn viên nữa, nên một thay đổi nhỏ trong cơ thể là em cảm nhận được ngay.

“Nhờ ăn gạo lức thường xuyên mà hai đầu gối không còn đau nhức, lên xuống cầu thang không bị đau, không còn kêu lắc rắc. Tối ngủ không bị chuột rút như trước đây, do cường độ tập luyện nhiều, nhất là tập múa ballet. Các khớp dẻo dai hơn, ép dẻo nhẹ nhàng hơn, làm được các động tác uốn dẻo khó. Lúc trước một ngày không luyện ép dẻo là hôm sau các khớp cứng lại liền nhưng bây giờ thì không ép hôm sau vẫn dẻo như vậy. Bây giờ người nhẹ nhàng, cảm thấy người như có lò xo, khi nhảy rớt xuống nhẹ như con mèo và không biết mệt, có thể nhảy được vài lần nữa”, em nói.

Ngày trước, ăn trái cây nhiều, ăn bánh ngọt nhiều, uống nước nhiều làm chân hay bị phù và tinh thần không vững. Nếu ra biểu diễn mà bị vấp, trong đầu liền nghĩ “chết rồi đã bị vấp” là xem như buổi biểu diễn hôm đó không như ý muốn. Bây giờ dù có bị vấp, vẫn giữ bình tĩnh và điều chỉnh động tác. Ngày xưa ra biểu diễn hay hồi hộp, không tiết chế được.

Sau khi ăn gạo lức, thấy không còn hồi hộp nữa và có thể làm chủ khi diễn. Dĩ nhiên, lo thì vẫn lo nhưng dễ tập trung vào bài diễn, không bị xung quanh tác động. Ngày xưa hay lo ra, hay để ý những người khác nên dễ bị phân tâm và ức chế. Bây giờ không còn như vậy nữa. Hôm nào ăn món âm làm người dễ bị buồn, khi bị buồn lại thích ăn món âm. Trước đây hay buồn nhưng bây giờ không dễ bị buồn, dễ dàng vượt qua việc mà làm mình buồn.

Được hỏi có dự định ăn gạo lức lâu dài không? Em trả lời ngay “Có chứ. Ăn gạo lức tốt, cái ngọt của nhai gạo lức rất ngon mà. Em theo thực dưỡng để phục vụ cho nghề nghiệp diễn viên múa, để không bị tăng cân, để không bị đau các khớp. Lúc trước khớp gối đau triền miên nên uống thuốc Tây nhiều. Uống thuốc tây nhiều thì sợ tác dụng phụ của thuốc.” Em biết được trong ngành múa cũng có vài người sử dụng gạo lức, đó là một phần củng cố niềm tin của em với thực dưỡng.

Bây giờ tai em thính hơn, nghe xa hơn; mũi cũng nhạy hơn với các mùi. Đặc biệt nhớ nhanh hơn nên học bài tốt hơn, đỡ mất thời gian hơn. Mẹ em cũng vậy, nhớ tốt hơn.

Thấy em ăn gạo lức, mẹ em ăn thử thấy ngon nên mẹ em cũng ăn theo. Mẹ bị phẫu thuật vì bệnh trĩ. Bác sỹ khuyên về ăn trái cây, nhất là ăn đu đủ nhiều đến nỗi da chuyển thành màu vàng nhưng táo bón vẫn không thuyên giảm. Từ lúc mẹ em ăn xôi lức, nhuận tràng tốt, không còn bị táo bón, nên ngày nào cũng mua xôi lức ăn và thời gian gần đây ăn thêm thức ăn từ gạo lức.

Mẹ em nói: “Bây giờ ăn các món bún ở đây thấy ngon, thơm mùi gạo, còn bún trắng ở ngoài ăn không thấy bay mùi gạo. Ăn thực dưỡng không thấy trướng bụng, khó tiêu như ăn trong tiệm chay. Còn ăn hủ tiếu, hoành thành làm từ gạo trắng trong các quán ở ngoài, ăn xong thường bị buồn nôn, cảm thấy cơ mặt giựt giựt, chắc do sử dụng nhiều bột ngọt.” Trước đây em thường xuyên bị táo bón, bây giờ không còn nữa.

Em thấy ăn gạo lức tốt, lại có mẹ ủng hộ cùng ăn, em mong muốn những người còn lại trong gia đình em, đặc biệt là ông ngoại, cũng ăn gạo lức thay gạo trắng để có được sức khỏe tốt. Em cũng mong muốn mọi người sử dụng gạo lức làm thức ăn chính và tạo ra thực phẩm sạch không nhiễm hóa chất để đi cũng được ăn đồ sạch.

Khi còn trẻ, lục phủ ngũ tạng còn khỏe nên dễ dàng phục hồi các tổn thương khi sử dụng thức ăn đúng, gạo lức. Các bạn trẻ ăn gạo lức theo thực dưỡng sẽ thấy kết quả nhanh hơn người lớn tuổi. Diễn viên múa cần phải có tạng gan và tạng thận tốt. Vì tạng thận chủ về cốt tủy và chủ về thần. Người có thận mạnh đều có bộ xương rắn chắc và tinh thần vững vàng, xuất hiện trước đám đông không bị mất bình tĩnh. Tạng gan chủ về gân. Tạng gan mạnh mới cho bộ gân dẻo và bền để giữ vững chắc cho các khớp và các cơ khi cử động. Những thức ăn có thể hại đến tạng thận và tạng gan nếu sử dụng nhiều như: trái cây, thức ăn có đường, thức ăn lạnh, rượu bia, nước đá, bột ngọt, thức ăn nhiễm hóa chất.

Ăn trái cây và rau nhiều sẽ gây táo bón. Hai loại này đều thuộc loại “Âm”. “Âm” có tính trương nở, “Dương” có tính co rút. Khi ăn vào, chúng làm đường ruột nở ra. Đường ruột nới rộng sẽ chứa nhiều chất cặn bã và giữ lại lâu hơn trong cơ thể. Đồng thời cơ thể tái hấp thu nước làm cho phân thiếu nước, làm đi cầu khó, lâu ngày sinh ra bón. Đây gọi là bón do hàn (âm). Nếu bón do nhiệt (Dương), thì ăn trái cây và rau có thể hết bón. Nhiều người hiểu nhầm điều này nên càng ăn trái cây và rau thì càng bón.

Nguồn Nông Nghiệp: http://nongnghiep.vn/theo-thuc-duong-de-phuc-vu-nghe-mua-post176784.html