Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống rửa tiền

(VTC News) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1103 về việc cử thành viên tham gia Ban Chỉ đạo phòng, chống rửa tiền.

>Giao dịch ngân hàng từ 200 triệu/ngày phải báo cáo Ban phòng, chống rửa tiền do các lãnh đạo nhiều bộ ngành tham gia. (Ảnh: vcmedia) Theo quyết định này, Thủ tướng cử Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu làm Phó Trưởng ban Thường trực; Thứ trưởng Bộ Công an Lê Thế Tiệm làm Phó Trưởng Ban. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm: Phó Chánh án Thường trực TAND tối cao Đặng Quang Phương; Phó Viện trưởng VKSND tối cao Hoàng Nghĩa Mai; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Văn Phượng; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên; Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng; Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Sản và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Ban Chỉ đạo phòng chống rửa tiền có trách nhiệm giúp Thủ tướng chỉ đạo xây dựng chiến lược, chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, cơ chế, giải pháp trong công tác phòng, chống rửa tiền. Ngoài ra, Ban còn phối hợp với các lực lượng nòng cốt trong công tác chống khủng bố nhằm nghiên cứu, đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách pháp luật, chương trình, biện pháp chống tài trợ cho khủng bố trên lãnh thổ Việt Nam; đồng thời, giúp Thủ tướng nghiên cứu, ban hành chủ trương, chính sách về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống rửa tiền phù hợp từng thời kỳ. Trước đó, Thủ tướng đã có quyết định cử Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng àm Trưởng ban chỉ đạo Phòng, chống rửa tiền. Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Hiện, NHNN đang soạn thảo thông tư hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền. Dựa trên thông tư này, các đơn vị tín dụng sẽ phải tuân thủ theo những quy định nhằm chống rửa tiền. Khách hàng là cá nhân hay tổ chức thực hiện giao dịch rút tiền hoặc nộp tiền có tổng giá trị 200 triệu đồng trở lên/ngày thì ngân hàng phải báo cáo lên cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng. Ngoài ra, những “dấu hiệu” thể hiện việc rửa tiền qua hệ thống ngân hàng cũng được nêu rõ trong thông tư để đơn vị tín dụng có thể nhận biết và báo cáo về thanh tra ngân hàng. BIẾT ĐIỂM THI ĐẠI HỌC SỚM NHẤT Soạn: DT gửi 8330 Ví dụ: Xem điểm của thí sinh có Số báo danh là BKA10123 Soạn tin: DT BKA10123 gửi 8330 TRA CỨU ĐIỂM CHUẨN 2009 Soạn: DC gửi 8330 Ví dụ: DC BKA 102 gửi 8330 TRA CỨU SỐ THỨ TỰ ĐIỂM THI Soạn: TT gửi 8330 Ví dụ: TT BKA10123 gửi 8330 (Số báo danh ghi như trong phiếu báo thi, gồm cả mã trường) Thùy Linh

Nguồn VTC: http://vtc.vn/1-221476/kinh-doanh/thanh-lap-ban-chi-dao-phong-chong-rua-tien.htm