Thân Trung Ấm là gì?

Thân trung ấm hay còn gọi là thân trung hữu, trong tiếng Phạn gọi là Antarābhava – Bardo. Đây là một thuật ngữ nói về một trạng thái trung gian hoặc một khoảng không của con người sau khi trút hơi thở cuối cùng và chờ đợi quá trình phân định nghiệp để có thể tái sinh đến một cõi tiếp theo. Theo Phật giáo Đại thừa thì quá trình này kéo dài nhất là 49 ngày sau khi người mất lìa đời.

Mục lục bài viết

Thân trung ấm trong kinh điển Phật giáo

Thân trung ấm là gì?
Tính chất của thân trung ấm

Những điều cần làm trong giai đoạn thân trung ấm

Thân trung ấm hay còn gọi là thân trung hữu, trong tiếng Phạn gọi là Antarābhava – Bardo. Đây là một thuật ngữ nói về một trạng thái trung gian hoặc một khoảng không của con người sau khi trút hơi thở cuối cùng và chờ đợi quá trình phân định nghiệp để có thể tái sinh đến một cõi tiếp theo. Theo Phật giáo Đại thừa thì quá trình này kéo dài nhất là 49 ngày sau khi người mất lìa đời.

Thân trung ấm trong kinh điển Phật giáo

– Kinh Trường A-hàm thập báo pháp

Đây là bản kinh do ngài An Thế Cao dịch vào thời Hán Hoàn Đế (漢桓帝:132-167). Nội dung bản kinh này đã đề cập đến trung hữu, là một trong 7 cõi. Bao gồm: 1. Bất khả hữu (cũng gọi là địa ngục hữu); 2. Súc sinh hữu; 3. Ngạ quỷ hữu; 4. Nhân hữu; 5. Thiên hữu; 6. Hành hữu (cũng gọi là nghiệp hữu); 7. Trung hữu.

– Kinh Pháp cú thí dụ

Kinh Pháp cú thí dụ do hai ngài Pháp Cự và Pháp Lập cùng dịch vào thời Tây Tấn (266-316). Kinh ghi: Phật dạy Đại vương: Thế gian có bốn việc không thể trốn tránh. Thế nào là bốn? Thứ nhất, tại thân trung ấm, không thể không thọ sinh. Thứ hai, một khi đã sinh, không thể không già lão. Thứ ba, một khi đã già, không thể không bệnh tật. Thứ tư, một khi có bệnh, không thể không chết.

– Kinh Tạp A-hàm

Kinh Tạp A-hàm 50 quyển, do ngài Cầu Na Bạt Đà La dịch tại chùa Kỳ Hoàn vào niên hiệu Nguyên Gia (424-453). Kinh ghi: Tại nước Ba-liên-phất, có Bà-la-môn tên là A Kỳ Ni Đạt Đa, thông đạt kinh luận Tỳ-đà. Bà-la-môn này sẽ cưới vợ, sau đó có chúng sinh trung ấm sẽ đến làm con. Lúc vào thai mẹ, người mẹ rất thích luận nghị cùng người.

– Kinh Đại bát Niết bàn

Kinh Đại bát Niết bàn có nhiều bản, chúng tôi sử dụng bản chữ Hán của ngài Đàm Vô Sấm (385-433). Kinh ghi: Thân ngũ ấm hiện tại diệt, thì thân trung ấm sinh. Thân ngũ ấm hiện tại chung cuộc chẳng biến thành thân trung ấm. Thân trung ấm chẳng phải tự sinh, cũng không phải từ nơi khác đến, nhưng do thân hiện tại mà có thân trung ấm. Như khuôn in vào đất sét, khuôn in tuy hoại mà đường nét thành. Danh từ tuy không sai nhưng tùy theo điều kiện mà mỗi mỗi sai khác. Do vậy nên nói, nhục nhãn và Thiên nhãn không thể nhìn thấy thân trung ấm.

Thân trung ấm hay còn gọi là thân trung hữu, trong tiếng Phạn gọi là Antarābhava – Bardo.

Thân trung ấm là gì?

Thân trung ấm hay còn gọi là thân trung hữu, trong tiếng Phạn gọi là Antarābhava – Bardo. Đây là một thuật ngữ nói về một trạng thái trung gian hoặc một khoảng không của con người sau khi trút hơi thở cuối cùng và chờ đợi quá trình phân định nghiệp để có thể tái sinh đến một cõi tiếp theo. Theo Phật giáo thì quá trình này kéo dài nhất là 49 ngày sau khi người mất lìa đời.

Dưới góc nhìn của Đạo Phật, mỗi con người ngay sau khi mất đi sẽ ở trong trạng thái thân trung ấm. Tại đây, linh hồn sẽ chứng kiến lại hết toàn bộ nghiệp do mình gây ra trong suốt cuộc đời, cũng là quá trình đợi phân định nghiệp. Tùy nghiệp lành hay ác mà lúc sinh thời tạo ra mà người ta sẽ được tái sinh vào một cõi trong lục đạo luân hồi. Tuy nhiên, không phải ai cũng trải qua thân trung ấm. Những người khi sống làm nhiều việc thiện, tích đức, sau khi mất sẽ được tọa ngay vào cõi lành, ngược lại những kẻ đại gian đại ác, táng tận lương tâm sẽ đọa ngay vào 1 trong 3 cõi dữ mà không cần trải qua quá trình phân định nghiệp. Còn lại, mỗi người sẽ ở trạng thái thân trung ấm cho đến khi nghiệp của họ được phân định xong, tối đa là 49 ngày sẽ được tái sinh ở cõi khác.

Tính chất của thân trung ấm

Thân trung ấm này có nguồn gốc từ thân ngũ ấm trước đó. Điều này, kinh Đại bát Niết bàn đã chỉ rõ: thân ngũ ấm hiện tại diệt, thì thân trung ấm sinh. Thân ngũ ấm hiện tại chung cuộc chẳng biến thành thân trung ấm. Thân trung ấm chẳng phải tự sinh, cũng không phải từ nơi khác đến, nhưng do thân hiện tại mà có thân trung ấm. Như khuôn in vào đất sét, khuôn in tuy hoại mà đường nét thành. Danh từ tuy không sai nhưng tùy theo điều kiện mà mỗi mỗi sai khác.

Thân trung ấm chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, tính chất tiếp nối kế tục là một trong những đặc thù của thân trung ấm. Điều này, trong kinh Pháp cú thí dụ đã khẳng định: tại thân trung ấm, không thể không thọ sinh. Ngay khoảnh khắc thọ sinh đó, thân trung ấm liền diệt để sinh thân ngũ ấm sau.

Kinh Đại bát Niết bàn tiếp tục giải thích: Khi cha mẹ gặp gỡ giao hội, tùy theo nhân duyên của nghiệp mà hướng đến chỗ thọ sinh. Đối với mẹ khởi lòng ái nhiễm, đối với cha sinh lòng sân hận. Lúc tinh cha xuất thì cho là của mình, thấy vậy nên sinh tâm vui mừng. Do nhân duyên của ba thứ phiền não này, thân trung ấm diệt mà sinh thân ngũ ấm sau. Như ấn sáp in vào đất sét, ấn hoại thì văn thành. Luận A-tỳ-đạt-ma Đại-tỳ-bà-sa cũng ghi nhận điều tương tự: Các uẩn của trung hữu liền diệt, uẩn của sinh hữu sinh ra, gọi là kiết sinh xong[1]. Nói cách khác, thời điểm chúng sinh thọ sinh cũng là thời điểm kết thúc thời gian tồn tại của thân trung ấm. Và như vậy, thân trung ấm không tồn tại thường hằng.

Khi đức Phật xác quyết rằng: Ý chịu sự biến hoại. Các pháp chịu sự biến hoại[2]. Điều đó cho thấy tính chất vô thường là nguyên lý chung tác động đến mọi sự vật hiện tượng, kể cả thân trung ấm.

Mặt khác, như phần trên đã chứng minh, thân trung ấm chỉ là tên gọi khác chỉ cho thức diễn tiến hay thức A-lại-da. Tính chất căn bản của thức là do duyên khởi; không có duyên thì thức không hiện khởi. Trong khi đó, thức lấy hành làm nhân duyên, lấy hành làm tập khởi, lấy hành làm sinh chủng, lấy hành làm nguyên nhân[3]. Nếu như hành diệt thì thức sẽ diệt. Và do vậy, thức hay thân trung ấm vô ngã.

Như vậy, vô thường và vô ngã là hai tính chất đặc hữu của thân trung ấm.

Những điều cần làm trong giai đoạn thân trung ấm

Trước tiên, mỗi người thân của người đã mất phải ý thức được rằng vong linh phải được thức tỉnh mới có thể siêu thoát. Nếu vong linh cố chấp sân si, quyến luyến trần thế không muốn rời đi thì mọi cố gắng nỗ lực của người thân dần trở nên vô ích.

Trong giai đoạn này, phải thường xuyên tụng kinh niệm Phật, siêu độ cho người đã khuất, giúp họ có được những nhận thức đúng đắn, nhẹ nhàng thanh thản buông bỏ những buồn vui của đời này để sẵn sàng tái sinh đến một cõi mới. Hơn nữa, tâm thành của gia quyến cũng sẽ giúp cho vong linh nương vào mà hóa giải bớt nghiệp chướng để có thể được tái sinh ở một cõi tốt lành.

Bên cạnh đó, người thân họ hàng tránh sát sinh, hay cúng mặn, thay vào đó là cúng chay và năng phóng sinh, tích đức hành thiện, tạo duyên phước cho vong linh, tránh gây thêm nghiệp cho vong linh người khuất.

Nếu hiểu rõ bản chất, Thân trung ấm là một giai đoạn khá quan trọng mà người thân gia quyến của người đã khuất cần phải để ý. Hãy tích đức hành thiện tạo phước giúp đỡ cho những người thân qua đời của mình, cũng như tạo phước cho chính bản thân để trải qua quá trình thân trung ấm một cách dễ dàng, để kiếp sau có thể được tái sinh vào một cõi lành.

Tác giả: Thiện Minh (T/h)

***

Chú thích & Tài liệu tham khảo
1. A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà-sa luận, Nguyên Huệ dịch, tập 3, NXB.Hồng Đức, 2014, tr.613.
2. Kinh Tương ưng bộ, tập 2, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2013, tr.148.
3. Kinh Trung bộ, Đại kinh đoạn tận ái, số 38, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2012, tr. 323.
4. Kinh Tăng chi bộ, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2015, tr.254-255.
5. Kinh Trung bộ, Đại kinh đoạn tận ái, số 38, tập 1, HT.Thích Minh Châu dịch, NXB.Tôn Giáo, 2012, tr.317.
6. Giacngo.vn: Khảo về thân trung ấm: https://giacngo.vn/khao-ve-than-trung-am-post34992.html

Để cập nhật những thông tin Phật giáo nhanh và chính xác nhất, theo dõi Tạp chí Nghiên cứu Phật học trên các nền tảng Facebook, Website, Youtube.

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/than-trung-am-la-gi.html