Tại sao Mỹ ráo riết săn tìm tàu ngầm Nga ở Đại Tây Dương?

Hải quân Mỹ đang tạo ra một nhóm tàu chiến đặc biệt để 'theo dõi hoạt động của tàu ngầm Nga ở Đại Tây Dương'. Vậy tại sao Mỹ lại bận tâm đến vấn đề tàu ngầm Nga hiện nay, và các hoạt động chống tàu ngầm đã được họ thực hiện như thế nào vào thời Liên Xô?

Có vẻ như Mỹ đang giải quyết vấn đề cũ từ thời Liên Xô, đó là xây dựng một nhóm chống tàu ngầm của hải quân Nga ở Đại Tây Dương. Các tàu ngầm của Nga đã gặp phải những lực lượng như vậy trong Chiến tranh Lạnh và không được dễ chịu cho lắm; nhưng tình hình hiện tại đã khác đáng kể so với quá khứ.

Có vẻ như Mỹ đang giải quyết vấn đề cũ từ thời Liên Xô, đó là xây dựng một nhóm chống tàu ngầm của hải quân Nga ở Đại Tây Dương. Các tàu ngầm của Nga đã gặp phải những lực lượng như vậy trong Chiến tranh Lạnh và không được dễ chịu cho lắm; nhưng tình hình hiện tại đã khác đáng kể so với quá khứ.

Lực lượng đặc nhiệm săn ngầm của Hải quân Mỹ có tên Greyhound đang được thành lập, bao gồm các tàu khu trục Donald Cook và Thomas Hudner, và từ năm 2022 có thêm tàu Sullivans, và thậm chí sau này Cole và Gravely.

Lực lượng đặc nhiệm săn ngầm của Hải quân Mỹ có tên Greyhound đang được thành lập, bao gồm các tàu khu trục Donald Cook và Thomas Hudner, và từ năm 2022 có thêm tàu Sullivans, và thậm chí sau này Cole và Gravely.

Lực lượng này sẽ đóng tại các căn cứ hải quân Mayport ở Florida và Norfolk ở Virginia; tháng 6/2022 sẽ hình thành khả năng sẵn sàng chiến đấu; đến năm 2025 sẽ sẵn sàng chiến đấu toàn bộ.

Lực lượng này sẽ đóng tại các căn cứ hải quân Mayport ở Florida và Norfolk ở Virginia; tháng 6/2022 sẽ hình thành khả năng sẵn sàng chiến đấu; đến năm 2025 sẽ sẵn sàng chiến đấu toàn bộ.

Chỉ huy lực lượng tàu mặt nước của Hải quân Mỹ tại Đại Tây Dương, tướng Brendan MacLaine cho biết, nhóm đặc nhiệm này được thành lập có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của Hải quân Nga; nhất là hoạt động của tàu ngầm ở khu vực Đại Tây Dương và bảo vệ quyền lợi Mỹ trên biển.

Chỉ huy lực lượng tàu mặt nước của Hải quân Mỹ tại Đại Tây Dương, tướng Brendan MacLaine cho biết, nhóm đặc nhiệm này được thành lập có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của Hải quân Nga; nhất là hoạt động của tàu ngầm ở khu vực Đại Tây Dương và bảo vệ quyền lợi Mỹ trên biển.

Trong thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, trên biển một số lượng lớn các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Liên Xô, thường xuyên tuần tiễu không quá xa bờ biển Mỹ, để sẵn sàng tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ.

Trong thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, trên biển một số lượng lớn các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Liên Xô, thường xuyên tuần tiễu không quá xa bờ biển Mỹ, để sẵn sàng tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ.

Nói cách khác, đây là một tín hiệu trực tiếp, Mỹ đang tạo ra một nhóm tàu tác chiến đặc biệt ở Đại Tây Dương, để chống lại các tàu ngầm của Nga. Vậy tại sao Mỹ lại làm điều này, phải chăng Mỹ đánh giá quá cao hoạt động của lực lượng tàu ngầm Nga?

Nói cách khác, đây là một tín hiệu trực tiếp, Mỹ đang tạo ra một nhóm tàu tác chiến đặc biệt ở Đại Tây Dương, để chống lại các tàu ngầm của Nga. Vậy tại sao Mỹ lại làm điều này, phải chăng Mỹ đánh giá quá cao hoạt động của lực lượng tàu ngầm Nga?

Để chống lại mối đe dọa này, Mỹ đã phải triển khai một hệ thống giám sát tàu ngầm của Liên Xô; trong việc này, Hải quân Mỹ đã được trợ giúp rất nhiều bởi hệ thống Giám sát âm thanh (SOSUS), hệ thống này có khả năng phát hiện các tàu ngầm của Liên Xô từ một khoảng cách xa.

Để chống lại mối đe dọa này, Mỹ đã phải triển khai một hệ thống giám sát tàu ngầm của Liên Xô; trong việc này, Hải quân Mỹ đã được trợ giúp rất nhiều bởi hệ thống Giám sát âm thanh (SOSUS), hệ thống này có khả năng phát hiện các tàu ngầm của Liên Xô từ một khoảng cách xa.

Vào những năm 1980, trong giai đoạn trầm trọng cuối cùng của Chiến tranh Lạnh, người Mỹ bắt đầu “chơi khó”. Họ không chỉ theo dõi tàu ngầm của Liên Xô từ tàu của họ, mà còn “đánh lừa” các tàu ngầm của Liên Xô bằng cách gửi các tín hiệu giả theo dạng sóng siêu âm mô phỏng độ sâu, khi tàu ngầm Liên Xô đến gần lãnh hải Mỹ.

Vào những năm 1980, trong giai đoạn trầm trọng cuối cùng của Chiến tranh Lạnh, người Mỹ bắt đầu “chơi khó”. Họ không chỉ theo dõi tàu ngầm của Liên Xô từ tàu của họ, mà còn “đánh lừa” các tàu ngầm của Liên Xô bằng cách gửi các tín hiệu giả theo dạng sóng siêu âm mô phỏng độ sâu, khi tàu ngầm Liên Xô đến gần lãnh hải Mỹ.

Một ví dụ là vào tháng 3/1985, tàu ngầm hạt nhân K-258 của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô, được trang bị tên lửa đạn đạo D-5 thế hệ cũ với tầm bắn hạn chế, được lệnh di chuyển gần bờ biển nước Mỹ.

Một ví dụ là vào tháng 3/1985, tàu ngầm hạt nhân K-258 của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô, được trang bị tên lửa đạn đạo D-5 thế hệ cũ với tầm bắn hạn chế, được lệnh di chuyển gần bờ biển nước Mỹ.

Nhờ hệ thống SOSUS, máy bay tuần tra, tàu chống ngầm của Hải quân Mỹ đã liên tục bám sát chiếc K-258 từ dãy núi Aleutian thuộc quần đảo Hawaii. Các nhóm tàu chống ngầm của Mỹ liên tục tiến hành các cuộc tấn công giả định vào tầm ngầm Liên Xô.

Nhờ hệ thống SOSUS, máy bay tuần tra, tàu chống ngầm của Hải quân Mỹ đã liên tục bám sát chiếc K-258 từ dãy núi Aleutian thuộc quần đảo Hawaii. Các nhóm tàu chống ngầm của Mỹ liên tục tiến hành các cuộc tấn công giả định vào tầm ngầm Liên Xô.

Đương nhiên, trong một cuộc chiến tranh thực sự, chiếc tàu ngầm sẽ bị các lực lượng săng ngầm của Mỹ phá hủy; trước khi con tàu có thể phóng số tên lửa mang đầu đạn hạt nhân D-5 vào mục tiêu. Qua đó cũng thấy khả năng săn ngầm của Mỹ tốt như thế nào.

Đương nhiên, trong một cuộc chiến tranh thực sự, chiếc tàu ngầm sẽ bị các lực lượng săng ngầm của Mỹ phá hủy; trước khi con tàu có thể phóng số tên lửa mang đầu đạn hạt nhân D-5 vào mục tiêu. Qua đó cũng thấy khả năng săn ngầm của Mỹ tốt như thế nào.

Nhưng Hải quân Liên Xô có rất nhiều tàu ngầm, điều này đòi hỏi Mỹ phải có những biện pháp nghiêm túc để chống lại chúng, ngay cả khi Mỹ có ưu thế về kỹ thuật. Đó là biện pháp đối phó hoàn toàn chính xác.

Nhưng Hải quân Liên Xô có rất nhiều tàu ngầm, điều này đòi hỏi Mỹ phải có những biện pháp nghiêm túc để chống lại chúng, ngay cả khi Mỹ có ưu thế về kỹ thuật. Đó là biện pháp đối phó hoàn toàn chính xác.

Nhưng Liên Xô đã sụp đổ từ lâu, còn Hải quân Nga ngày nay hoàn toàn khác; những con tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Nga ngày nay không đi đến Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và không cần áp sát lãnh hải Mỹ như dưới thời Liên Xô.

Nhưng Liên Xô đã sụp đổ từ lâu, còn Hải quân Nga ngày nay hoàn toàn khác; những con tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Nga ngày nay không đi đến Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và không cần áp sát lãnh hải Mỹ như dưới thời Liên Xô.

Thay vào đó, những tàu ngầm hạt nhân cũ lớp Delfin mang tên lửa đạn đạo do Liên Xô chế tạo đã được thay thế bằng tàu ngầm lớp Borey, được trang bị tên lửa Bulavas, và có thể phóng đến lãnh thổ Mỹ ngay từ lãnh hải của Nga hoặc thậm chí là từ các căn cứ tàu ngầm.

Thay vào đó, những tàu ngầm hạt nhân cũ lớp Delfin mang tên lửa đạn đạo do Liên Xô chế tạo đã được thay thế bằng tàu ngầm lớp Borey, được trang bị tên lửa Bulavas, và có thể phóng đến lãnh thổ Mỹ ngay từ lãnh hải của Nga hoặc thậm chí là từ các căn cứ tàu ngầm.

Hiện nay Hải quân Nga không còn số lượng tàu ngầm nhiều như dưới thời Liên Xô, ví dụ như Hạm đội Biển Bắc, khi nhiều nhất sẽ có sáu tàu ngầm hạt nhân hiện đại hóa thuộc Dự án 971, một tàu Severodvinsk thuộc Dự án Yasen.

Hiện nay Hải quân Nga không còn số lượng tàu ngầm nhiều như dưới thời Liên Xô, ví dụ như Hạm đội Biển Bắc, khi nhiều nhất sẽ có sáu tàu ngầm hạt nhân hiện đại hóa thuộc Dự án 971, một tàu Severodvinsk thuộc Dự án Yasen.

Như vậy với lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Biển Bắc (trực tiếp chiến đấu trên khu vực Đại Tây Dương), sẽ không thể gây ra mối đe dọa với phương Tây. Vậy lẽ gì mà Mỹ phải quá lo lắng?

Như vậy với lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Biển Bắc (trực tiếp chiến đấu trên khu vực Đại Tây Dương), sẽ không thể gây ra mối đe dọa với phương Tây. Vậy lẽ gì mà Mỹ phải quá lo lắng?

Với sức mạnh của Hải quân Nga từ nay đến năm 2030, nếu không có gì đột biến, chắc vẫn giữ nguyên như hiện nay; nhưng Hải quân Nga không còn là mối đe dọa với phương Tây, thì vẫn còn có yếu tố Trung Quốc.

Với sức mạnh của Hải quân Nga từ nay đến năm 2030, nếu không có gì đột biến, chắc vẫn giữ nguyên như hiện nay; nhưng Hải quân Nga không còn là mối đe dọa với phương Tây, thì vẫn còn có yếu tố Trung Quốc.

Trung Quốc với tiềm lực về kinh tế và tham vọng chính trị, có thể khởi động việc đóng tàu ngầm theo kiểu “sản xuất hàng loạt”, giống như như họ đã từng làm khi đóng tàu mặt nước. Và Hải quân Mỹ một lúc khó có thể đối phó với hai đối thủ như vậy.

Trung Quốc với tiềm lực về kinh tế và tham vọng chính trị, có thể khởi động việc đóng tàu ngầm theo kiểu “sản xuất hàng loạt”, giống như như họ đã từng làm khi đóng tàu mặt nước. Và Hải quân Mỹ một lúc khó có thể đối phó với hai đối thủ như vậy.

Tất cả những tính toán này sẽ có đáp án vào cuối thập kỷ này. Và đây là lúc câu hỏi nảy sinh? Với sức mạnh hiện tại của lực lượng tàu ngầm hạt nhân Nga, cùng với sự góp sức của Trung Quốc, cũng chưa phải là đối thủ của Hải quân Mỹ. Vậy tại sao người Mỹ lại bắt đầu tất cả những điều này ngay bây giờ?

Tất cả những tính toán này sẽ có đáp án vào cuối thập kỷ này. Và đây là lúc câu hỏi nảy sinh? Với sức mạnh hiện tại của lực lượng tàu ngầm hạt nhân Nga, cùng với sự góp sức của Trung Quốc, cũng chưa phải là đối thủ của Hải quân Mỹ. Vậy tại sao người Mỹ lại bắt đầu tất cả những điều này ngay bây giờ?

Câu trả lời khả dĩ nhất là việc này rất có thể Hải quân Mỹ thực hiện với mục đích huấn luyện, rèn luyện các kỹ thuật, chiến thuật cần thiết trong điều kiện lực lượng thiếu thốn. Như vậy điều này sẽ không tốt cho Hải quân Nga và cả Trung Quốc.

Câu trả lời khả dĩ nhất là việc này rất có thể Hải quân Mỹ thực hiện với mục đích huấn luyện, rèn luyện các kỹ thuật, chiến thuật cần thiết trong điều kiện lực lượng thiếu thốn. Như vậy điều này sẽ không tốt cho Hải quân Nga và cả Trung Quốc.

Các tổ hợp thủy âm hiện đại của Hải quân Mỹ, hoạt động trong dải tần số thấp và một cảm biến sonar kéo phía sau tàu; cho dù tàu ngầm có phát tiếng ồn hay không, vẫn sẽ bị phát hiện. Và chiều rộng của dải, mà một nhóm tàu khu trục có thể phát hiện một tàu ngầm là hàng trăm km.

Các tổ hợp thủy âm hiện đại của Hải quân Mỹ, hoạt động trong dải tần số thấp và một cảm biến sonar kéo phía sau tàu; cho dù tàu ngầm có phát tiếng ồn hay không, vẫn sẽ bị phát hiện. Và chiều rộng của dải, mà một nhóm tàu khu trục có thể phát hiện một tàu ngầm là hàng trăm km.

Quan sát người Mỹ đang chuẩn bị cho chiến tranh tương lai, vậy lực lượng vũ trang Nga và Trung Quốc nên nhìn nhận một cách khách quan và đánh giá đúng để chuẩn bị cho chiến tranh tương lai; nhất là lực lượng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo; nếu không chỉ làm mục tiêu bắn tập cho lực lượng săn ngầm của Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.

Quan sát người Mỹ đang chuẩn bị cho chiến tranh tương lai, vậy lực lượng vũ trang Nga và Trung Quốc nên nhìn nhận một cách khách quan và đánh giá đúng để chuẩn bị cho chiến tranh tương lai; nhất là lực lượng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo; nếu không chỉ làm mục tiêu bắn tập cho lực lượng săn ngầm của Mỹ. Nguồn ảnh: Flickr.

Các tàu ngầm hạt nhân của Moscow là "cái gai trong mắt" Mỹ suốt từ thời Chiến tranh Lạnh tới nay. Nguồn: NewWeapons.

3 Files

1- MP4 File 20.53 MB 2- MP4 File 20.53 MB 3- MP4 File 20.53 MB

2 Files

1- MP4 File 20.53 MB 2- MP4 File 20.53 MB

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-my-rao-riet-san-tim-tau-ngam-nga-o-dai-tay-duong-1606491.html