Tại sao máy bay U-2 huyền thoại không có càng đáp ở cánh?

Chỉ với hai cụm bánh xe, phi công của U-2 sẽ phải khéo léo hạ cánh máy bay và giảm tốc độ, mà không để một trong hai cánh khổng lồ của nó chạm xuống đất.

Khi lần đầu tiên cất cánh trên bầu trời vào năm 1955, chiếc máy bay trinh sát chiến lược tầm cao U-2, biệt danh là “Dragon Lady (Quý cô rồng)”, không giống bất cứ loại máy bay nào đã cất cánh trước nó.

Chiếc máy bay do thám U-2 này khác xa chiếc máy bay ném bom lớn nhất trên bầu trời là chiếc “Pháo đài bay” B-52 Stratofortress, khi B-52 có sải cánh gần gấp đôi U-2, cũng được đưa vào biên chế trong Không quân Mỹ trong cùng thời điểm với chiếc U-2.

Nhưng trong khi chiếc máy bay ném bom B-52 được chế tạo để chuyên làm nhiệm vụ không kích (lúc đầu làm nhiệm vụ tiến công hạt nhân, vào sâu trong lãnh thổ Liên Xô), thì U-2 được chế tạo để chuyên nhiệm vụ do thám và nó không được trang bị bất kỳ loại vũ khí nào.

Để có thể hoàn thành nhiệm vụ do thám bí mật và tránh được hỏa lực phòng không của đối phương, U-2 cần có thiết kế phải bay cao, vượt xa giới hạn độ cao của các máy bay chiến đấu mà Liên Xô biên chế trong những năm 1950.

Các nhà thiết kế của U-2, tại bộ phận máy bay thử nghiệm “Skunk Works” của Lockheed, đã giải quyết một phần vấn đề này, bằng cách tạo cho nó một sải cánh khổng lồ dài 31 mét.

Với đôi cánh rộng, khiến chiếc U-2 khó điều khiển, nhưng mang lại cho U-2 lợi thế lớn về độ cao so với các máy bay chiến đấu, cũng như các loại pháo phòng không hiện đại nhất của Liên Xô khi đó, khi U-2 có thể bay cao tới 21,3km.

Mặc dù bay ở độ cao rất lớn, nhưng nhờ trang bị những máy chụp ảnh “vượt trước thời đại”, những phi công U-2 vẫn có thể chụp ảnh mục tiêu sắc nét, giúp cung cấp một nguồn thông tin tình báo ổn định cho Quân đội Mỹ.

Một thiết kế khác cũng giúp chiếc U-2 có thể “bay cao hơn” nữa, là giảm tối đa trọng lượng máy bay; các nhà thiết kế tại Skunk Works đã giảm tối đa theo cách họ có thể; và kỹ sư John Carter, đã tìm ra một cách sáng tạo để làm điều này, đó là bỏ bớt bộ phận hạ cánh của máy bay.

Đề nghị của Carter mới nghe có thể nghĩ là rất vô lý, đó là thay vì sử dụng một thiết bị hạ cánh ba bánh thông thường như của máy bay chiến đấu, Skunk Works cắt giảm và sử dụng trên U-2 chỉ có hai cặp bánh; mỗi cặp được đặt ở giữa máy bay, giống như bánh xe đạp.

Thiết kế này đã giúp giảm trọng lượng rất nhiều của chiếc U-2, giúp nó đạt được độ cao mong muốn. Khi cất cánh, hai bánh xe phụ sẽ được gắn vào cánh máy bay, mỗi cánh có một bánh xe; sau khi cất cánh, chúng sẽ được thả xuống và máy bay sẽ tự do lên đến độ cao cần thiết.

Khi cất cánh là như vậy, nhưng hạ cánh lại là một vấn đề khác. Lúc này chỉ với hai cặp bánh, phi công của U-2 sẽ cố gắng hạ cánh máy bay và giảm tốc độ, mà không để một trong hai cánh khổng lồ của nó chạm xuống đất.

Để không hư hại máy bay, khi U-2 hạ cánh, phi công sẽ được hỗ trợ bởi một nhóm nhân viên mặt đất, dẫn đầu bởi một “chiếc xe đuổi theo”, sẽ đi sau chiếc U-2 hạ cánh và gửi lại thông tin như độ cao và vị trí của nó cho phi công.

Sau khi U-2 giảm tốc đến mức độ cần thiết, một trong hai cánh có thể nghiêng xuống đất để đưa máy bay dừng lại; một tấm trượt bằng titan, được lót bên dưới mỗi cánh, không cho cánh bị hư hại trong giai đoạn này.

Thiết kế này, giống như nhiều thiết kế khác của U-2, rất khó để phi công điều khiển và khó làm chủ; tuy nhiên những cải tiến và nâng cấp về sau này, đã giúp những chiếc U-2 hiện đại hạ cánh bình thường hơn.

Tuy nhiên, bất chấp sự xấu xí và vô lý của chiếc U-2, chiếc máy bay trinh sát chiến lược này vẫn hoạt động bền bỉ như bình thường; và nó đã giúp U-2 thực hiện các nhiệm vụ tình báo quan trọng trong gần 70 năm qua. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-may-bay-u-2-huyen-thoai-khong-co-cang-dap-o-canh-1638727.html